Soạn Sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
Soạn Lịch sử 9 trang 109
Giải Lịch sử 9 Bài 25 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950).
Soạn Lịch sử Lớp 9 Bài 25 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua đó các em hiểu được cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ. Vậy dưới đây là nội dung bài soạn Lịch sử 9 Bài 25 mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Soạn Sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)
p0l35">Tóm tắt lý thuyết Sử 9 bài 25
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 25 p0l36">Giải bài tập SGK Lịch sử 9 Bài 25
p0l37">Câu 1
p0l38">Câu 2
p0l39">Câu 3
p0l35" style="text-align:center">Tóm tắt lý thuyết Sử 9 bài 25I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ
1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ
- Thực dân Pháp bội ước.
+ Sau Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
+ Tại Hà Nội: thực dân Pháp liên tiếp gây xung đột vũ trang.
+ Ngày 18-12- 1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.
- Ban thường vụ Trung Ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến (19-12-1926)
- Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
=> Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ.
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta.
- Tháng 9-1947, Tổng Bí thư Trường Chinh đã viết “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, nêu những nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của ta là cuộc chiến tranh nhân dân - toàn dân toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
II. Cuộc chiến đấu ở đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
- Cuộc chiến đấu quyết liệt đã diễn ra ở hầu hết các thị xã, thành phố từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
+ Miền Bắc: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh.
+ Miền Trung: Huế, Đà Nẵng.
- Tiêu biểu cho cả nước là cuộc chiến đấu oanh liệt suốt 60 ngày đêm ở thủ đô Hà Nội để bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước.
- Giữa tháng 2-1947, cuộc chiến đấu trong các khu đô thị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu hao sinh lực địch, giam chân địch trong các thành phố, lực lượng ta rút lên chiến khu an toàn. Cuộc chiến đấu tạm thời kết thúc để chuyển sang một giai đoạn chiến đấu mới.
III. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947
1. Thực dân Pháp tấn công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc
- Âm mưu của địch:
+ Pháp lúng túng trong chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”
+ Chính trị: Thành lập chính phủ bù nhìn trung ương.
+ Quân sự: Mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc để tiêu diệt quân chủ lực của ta, phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, khóa chặt biên giới Việt - Trung.
+ Pháp tấn công lên Việt Bắc: Ngày 7-10-1947, Pháp cho quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, đồng thời cho hai cánh quân theo đường số 4 và sông Lô bao vây Việt Bắc.
2. Quân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.
- Chủ trương của ta:
+ Chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc, phá tan âm mưu của địch.
+ Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc: bao vây, tập kích quân nhảy dù.
+ Bẻ gãy hai gọng kìm của địch:
- Đường thủ ở Đoan Hùng ở (25-10-1947).
- Đường bộ ở đèo Bông Lau (30-0-1947).
- Ngày 19-12-1947, đại bộ phận Pháp rút khỏi Việt Bắc.
- Kết quả: Ta giành thắng lợi lớn, tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực địch, căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững. Cơ quan đầu não của ta an toàn, bộ đội chủ lực trưởng thành.
- Ý nghĩa: Đánh bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Trả lời câu hỏi Lịch sử 9 Bài 25
(trang 104 sgk Lịch Sử 9): - Trước ngày 19-12-1946, thực dân Pháp đã có những hành động gì nhằm đẩy nước ta nhanh tới chiến tranh?
Trả lời:
- Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tấn công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.
- Ở Bắc Bộ, ngày 20-11-1946, Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở thành phố Hải Phòng, nổ súng vào quân ta ở thị xã Lạng Sơn.
- Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra nhuwgnx cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính, gây xung đột đổ máu ở Cầu Long Biên, tàn sát nhiều đồng bào ta ở Hàng Bún.
- Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự về chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng. Pháp tuyên bố: nếu ta không chấp nhân thì ngày 20-12-1946, chúng sẽ hành động.
(trang 104 sgk Lịch Sử 9): - Chủ tịch Hồ Chí Minh và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung Lời kêu gọi... đó.
Trả lời:
- Hoàn cảnh:
+ Trước âm mưu và hành động trắng trợn của Pháp, Đảng ta đứng trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc đầu hàng hoặc chiến đấu.
+ Ban thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19 -12-1946 tại làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông đã quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến.
+ Ngay tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Nội dung:
+ Vạch rõ nguyên nhan gây ra cuộc chiến tranh là do thực dân Pháp.
+ Nhân dân ta quyết tâm đứng lên chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền vừa giành được.
+ Khẳng định niềm tin tất thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
+ Tính chất, nội dung của cuộc kháng chiến chống Pháp là toàn dân, toàn diện.
+ Đêm 19-112-1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu với sự hưởng ứng của nhân dân cả nước, trước hết là nhân dân Hà Nội.
(trang 104 sgk Lịch Sử 9): - Tại sao nói cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là chính nghĩa và mang tính chất nhân dân?
Trả lời:
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến trah nhân danh, chiến tranh tự vệ, chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
- Cuộc kháng chiến của ta mang tính nhân dân vì toàn dân ta tham gia kháng chiến, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân đó là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.