Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng (trang 93) - SGK Ngữ Văn 9 Tập 2

Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Soạn văn 9 tập 2 bài 26 (trang 93)

Hôm nay, Download.vn muốn cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Tổng kết phần văn bản nhật dụng, đến các bạn học sinh.

Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng
Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Tài liệu nhằm giúp các bạn học sinh lớp 9 chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo bên dưới.

Soạn văn Tổng kết phần văn bản nhật dụng

I. Khái niệm văn bản nhật dụng

- Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi.

- Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với văn bản nhật vì văn có hay mới làm cho người đọc thấm thía về tính chất thời sự nóng hổi của chính vấn đề được đặt ra.

II. Nội dung các văn bản nhật dụng đã học

1. Lớp 6

  • Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (Thúy Lan): Di tích lịch sử
  • Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Xi-át-tơn): Quan hệ giữa con người và thiên nhiên
  • Động Phong Nha (Trần Hoàng): Danh lam thắng cảnh

2. Lớp 7

  • Cổng trường mở ra (Lý Lan): Giáo dục
  • Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi): Vai trò của người phụ nữ
  • Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài): Mái ấm gia đình
  • Ca Huế trên sông Hương (Hà Ánh Minh) Văn hóa

3. Lớp 8

  • Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 (Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội): Môi trường
  • Ôn dịch, thuốc lá (Nguyễn Khắc Viện): Tệ nạn ma túy, thuốc lá
  • Bài toán dân số (Thái An): Dân số và tương lai loài người

4. Lớp 9

  • Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (G.G. Mác-két): Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh
  • Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em): Quyền trẻ em
  • Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà): Hội nhập thế giới với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

III. Hình thức văn bản nhật dụng

- Trình bày dưới dạng hình thức văn bản đa dạng (tác phẩm văn chương có ít nhiều hư cấu: thư, bút kí, hồi kí, thông báo, công bố, xã luận…)

- Một số văn bản có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt (tự sự với miêu tả, thuyết minh với miêu tả, nghị luận với biểu cảm….)

=> Văn bản nhật dụng có giá trị như một tác phẩm văn học,

IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng

- Bên cạnh việc đọc sách chú thích về nghĩa của từ, cần lưu ý đặc biệt đến các loại chú thích về sự kiện

- Tạo thói quen liên hệ với vấn đề được đặt ra trong cuộc sống

- Mỗi học sinh cần có kiến giải riêng, quan điểm riêng, và mỗi trường hợp cụ thể, còn có những đề xuất những kiến nghị và giải pháp

- Hình thức văn bản nhật dụng đa dạng, căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương pháp biểu đạt.

Tổng kết:

- Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của văn bản nhật dụng. Điều đó đòi hỏi học văn bản nhật dụng nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống.

- Hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng. Căn cứ vào đặc điểm hình thức, trước hết là hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt, để phân tích tác phẩm.

Liên kết tải về

pdf Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng
doc Soạn bài Tổng kết phần văn bản nhật dụng 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 9

Soạn Văn 9

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK