Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích (trang 64) - SGK Ngữ Văn 9 Tập 2

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Soạn văn 9 tập 2 bài 23 (trang 64)

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Mong rằng tài liệu này có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 9 khi chuẩn bị bài, mời tham khảo bên dưới.

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện

I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

a. Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?

b. Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào? (Gợi ý: Đề phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó, ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội...)

Gợi ý:

a.

  • Đề 1: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ
  • Đề 2: Diễn biến cốt truyện
  • Đề 3: Thân phận Thuý Kiều
  • Đề 4: Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh

b. Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi:

  • Phân tích: Phân tích tác phẩm hoặc một phương diện nào đó của tác phẩm để đưa ra nhận định về giá trị của tác phẩm.
  • Suy nghĩ: Đưa ra nhận định, đánh giá về tác phẩm theo một khía cạnh, góc nhìn hay vấn đề nào đó.

II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

2. Lập dàn bài

3. Viết bài

4. Đọc lại bài viết và sửa chữa

Tổng kết:

- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.

- Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:

  • Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
  • Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
  • Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ, và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

III. Luyện tập

Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao.

Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài.

Gợi ý:

- Mở bài:

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về hai mảng đề tài chính: người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo, sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội xưa cũ. Trong đó, “Lão Hạc” được coi là truyện ngắn tiêu biểu nhất viết về người nông dân.

- Thân bài:

Nhân vật chính trong truyện là Lão Hạc - một người nông dân nghèo khổ. Vợ mất sớm, một mình nuôi con khôn lớn. Tài sản trong nhà không có gì ngoài ba sào vườn, một túp lều nhỏ và một con chó. Lão không có đủ tiền cho con trai cưới vợ. Chán nản, anh con trai bỏ đi đồn điền cao su, bỏ lại lão sống một mình. S au một trận ốm, trong nhà không còn gì để ăn, lão quyết định bán cậu Vàng - kỉ vật mà con trai để lại, không chỉ là một con vật mà còn giống như một người bạn.

Liên kết tải về

pdf Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
doc Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 9

Soạn Văn 9

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK