Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (trang 51) - SGK Ngữ Văn 9 Tập 2

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Soạn văn 9 tập 2 bài 22 (trang 51)

Để giúp học sinh chuẩn bị bài, hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Mời các bạn học sinh lớp 9 tham khảo để có thể chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Mẫu 1

I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Đọc các đề bài trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra sự giống nhau đó.

b. Mỗi em tự nghĩ ra một vài đề bài tương tự.

Gợi ý:

a. Những điểm giống nhau giữa các đề:

  • Các đề trên đều nêu ra một vấn đề về tư tưởng, đạo lí.
  • Các đề 1, 3, 10 là đều có yêu cầu cụ thể (suy nghĩ, bàn về…). Các đề còn lại không nêu yêu cầu.

b. Một vài đề bài tương tự:

  • Suy nghĩ về câu “Lá lành đùm lá rách”
  • Suy nghĩ về lòng tự trọng
  • Bàn về đức tính trung thực…

II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là:

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

2. Lập dàn bài sơ lược

3. Viết bài

4. Đọc lại bài viết và sửa chữa

Tổng kết:

- Muốn làm tốt bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp

- Dàn bài chung:

(1) Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

(2) Thân bài:

  • Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.
  • Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí.
  • Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

(3) Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

- Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra ý kiến của người viết.

III. Luyện tập

Lập dàn bài cho đề 7 mục I. (Lưu ý: Đọc kĩ đề, tìm ý).

Gợi ý:

(1) Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: tinh thần tự học.

(2) Thân bài

a. Khái niệm

- Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức.

- Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình.

b. Vai trò của tinh thần tự học

- Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú

- Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

- Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.

- Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.

c. Phương pháp tự học

- Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.

- Tích cực trao đổi, trình bày ý kiến của bản thân với thầy cô hoặc bạn bè về những vấn đề chưa hiểu…

d. Liên hệ bản thân

  • Tích cực rèn luyện phương pháp tự học.
  • Phê phán những hành vi học thụ động, học vẹt…

(3) Kết bài

Khẳng định lại tầm quan trọng của việc tự học.

Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí - Mẫu 2

I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

a. Các đề bài trên có điểm giống nhau là: Nêu ra một vấn đề về tư tưởng, đạo lí.

b. Một vài đề bài tương tự:

  • Bình luận về câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”.
  • Suy nghĩ về câu: “Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”...

II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là:

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

2. Lập dàn bài sơ lược

3. Viết bài

4. Đọc lại bài viết và sửa chữa

III. Luyện tập

Lập dàn bài cho đề 7 mục I. (Lưu ý: Đọc kĩ đề, tìm ý).

Gợi ý:

(1) Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: Tinh thần tự học.

(2) Thân bài

a. Giải thích khái niệm “tự học”

- “Học” là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức.

- “Tự học” là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình.

=> Tinh thần tự học rất cần thiết trong xã hội ngày hôm nay.

b. Vai trò của tinh thần tự học

- Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú

- Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

- Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.

- Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.

c. Các phương pháp tự học

- Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.

- Tích cực trao đổi, trình bày ý kiến của bản thân với thầy cô hoặc bạn bè về những vấn đề chưa hiểu…

d. Mở rộng vấn đề

- Nhiều người có thái độ lười học, học một cách thụ động…

- Học sinh: Tích cực tự tìm hiểu, học tập từ nhiều nguồn khác nhau ngoài sách vở, bài giảng trên lớp…

(3) Kết bài

Ý nghĩa của tinh thần tự học trong xã hội hiện đại.

Liên kết tải về

pdf Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
doc Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 9

Soạn Văn 9

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK