Rước ông Táo về nhà giờ nào? Theo quan điểm dân gian được lưu truyền từ nhiều thế hệ, giờ cúng đẹp nhất để rước ông Táo trở về nhà là giờ Ngọ (11h – 13h), hay còn gọi là giờ Long Mã (Ngọ hoá Rồng) ngày 30 tháng Chạp và nếu năm không có ngày 30 sẽ là ngày 29 âm lịch.
Theo truyền thống của dân gian người Việt, ông Táo chầu trời với Tiên đế và trở về lại nhân gian trong vòng 7 ngày, tính từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 tháng Chạp (30 tết). Đối với những năm không có ngày 30 âm lịch thì ngày cúng rước ông Táo về nhà sẽ là ngày 29 âm lịch. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc rước ông Táo về nhà giờ nào đẹp? Cách chuẩn bị mâm lễ rước ông Táo về nhà ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật chu đáo:
Rước ông Táo ông Táo về nhà ngày nào?
Rước ông Táo về nhà Tết 2023 vào ngày nào?
Theo phong tục, ông Công ông Táo sẽ bay về trời báo cáo với Ngọc Hoàng trong vòng 7 ngày, tính từ 23 tháng Chạp đến ngày 30 tháng Chạp (29 tháng Chạp nếu tháng thiếu). Vì vậy, các gia đình Việt Nam thường sẽ làm mâm cơm rước ông Táo về nhà.
Giờ đẹp rước ông Táo về nhà
- Thông thường giờ cúng đẹp nhất để rước ông Táo trở về nhà là giờ Ngọ (11h – 13h)
Mâm cỗ rước ông Công ông Táo về nhà
Chuẩn bị lễ vàng mã: 1 tập giấy tiền vàng mã, áo, hia, mũ (2 mũ của Táo ông và 1 mũ cho Táo bà) và một số thỏi vàng bằng giấy cho ông Táo.
Chuẩn bị mâm cúng:
- 1 đĩa gạo.
- 1 đĩa muối.
- 5 lạng thịt vai luộc.
- 1 bát canh mọc.
- 1 đĩa xào thập cẩm.
- 1 đĩa giò.
- 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống).
- 1 đĩa xôi gấc.
- 1 đĩa chè kho.
- 1 đĩa hoa quả.
- 1 ấm trà sen.
- 3 chén rượu.
- 1 quả bưởi.
- 1 quả cau, lá trầu.
- 1 lọ hoa đào nhỏ.
- 1 lọ hoa cúc.
Văn khấn rước ông Táo về nhà ngày 30 Tết
>> Tham khảo: Văn khấn rước ông Táo về nhà ngày Tết