Soạn Sử 12 Bài 14 giúp các em học sinh lớp 12 tóm tắt toàn bộ kiến thức về các Phong trào cách mạng 1930 - 1935. Đồng thời trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa trang 97.
Lịch sử 12 Bài 14 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 90 →97. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn Lịch sử. Ngoài ra các em tham khảo thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 14. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Phong trào cách mạng 1930 - 1935
Lý thuyết Phong trào cách mạng 1930-1935
I. Việt Nam trong những năm 1929 - 1933
1. Tình hình kinh tế
- 1930, do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế VN suy thoái, bắt đầu từ trong nông nghiệp: lúa gạo bị sụt giá, ruộng đất bỏ hoang: 1933 là 500.000 hécta.
- Công nghiệp: suy giảm.
- Thương nghiệp, xuất nhập khẩu: đình đốn, giá cả đắt đỏ.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế ở VN rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.
2. Tình hình xã hội
- Công nhân: bị sa thải, đồng lương ít ỏi
- Nông dân: chịu thuế cao, vay nợ năng lãi, nông phẩm làm ra phải bán giá hạ. Ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, bị bần cùng hóa.
- Tiểu thương, tiểu chủ, các nghề thủ công: bị phá sản, bị sa thải, thất nghiệp, tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh, nhà buôn nhỏ đóng cửa.
- Xã hội Việt Nam có: hai mâu thuẫn cơ bản là:
+ Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp (cơ bản)
+ Nông dân với Địa chủ phong kiến
- Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển lôi kéo nhiều tầng lớp tham gia.
- Đầu 1930, khởi nghĩa Yên Bái thất bại, Pháp khủng bố dã man những người yêu nước.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo nhân dân đứng lên chống phong kiến đế quốc.
II. Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh
1. Phong trào cách mạng 1930 - 1931
a. Phong trào trên toàn quốc
- Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế – xã hội, phong trào cách mạng lên cao
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nông trong cả nước.
- Tháng 2 → 4-1930 nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra. Mục tiêu: Đòi cải thiện đời sống, công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm;nông dân đòi giảm sưu thuế. Do Đảng lãnh đạo, có khẩu hiệu chính trị, có cờ Đảng.
- Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh, đây là bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu tiên công nhân VN biểu tình kỷ niệm ngày Quốc tế lao động, đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước, thể hiện tình đoàn kết cách mạng với nhân dân lao động thế giới
- Tháng 6 đến tháng 8/1930 cuộc đấu tranh của công nhân trên cả nước.
b. Ở Nghệ - Tĩnh
- Tháng 9/1930 phong trào dâng cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh:
+ Nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ với hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm thuế ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn (Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh),...
+ Được công nhân Vinh - Bến Thủy hưởng ứng.
- Ngày 12/ 9/1930 biểu tình của 8000 nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An):
- Với khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”. Đến gần Vinh, con số lên tới 3 vạn người, xếp hàng dài 4 km. Pháp đàn áp dã man: cho máy bay ném bom làm chết 217 người, bị thương 126 người.
- Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã.
-Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã lãnh đạo nhân dân tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là Xô viết.
2. Xô viết Nghệ - Tĩnh
* Ra đời từ tháng 09/1930, tại Nghệ An ở Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành ở Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê … thực hiện quyền làm chủ, điều hành mọi mặt đời sống xã hội.
- Chính trị: quần chúng tự do tham gia các đoàn thể cách mạng. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân thành lập.
- Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối, xóa nợ cho người nghèo. Đắp đê, phòng lụt, sửa chữa cầu đường. Lập các tổ chức sản xuất để nông dân giúp đỡ nhau
* Văn hóa, xã hội: xóa bỏ tệ nạn mê tín, dị đoan, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp; trật tự trị an giữ vững, biết đoàn kết giúp đỡ nhau.
* Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930-1931.là nguồn cổ vũ mạnh nẽ của nhân dân.
* Thực dân Pháp khủng bố dã man, cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, cán bộ, đảng viên bị bắt ….
* Từ giữa năm 1931, phong trào lắng xuống.
3. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930)
Tháng 10/1930 Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc)
Quyết định:
- Đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư
- Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.
* Nội dung Luận cương chính trị tháng 10.1930
- Chiến lược và Sách lược: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
- Nhiệm vụ đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.
- Động lực cách mạng là công nhân và nông dân.
- Lãnh đạo cách mạng là giai cấpcông nhân – Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
- Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
- Hạn chế:
+ Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
+ Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
+ Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.
4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
a. Ý nghĩa lịch sử
- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.
- Khối liên minh công nông hình thành.
- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
- Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
- Quốc tế Cộng sản công nhận: Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản.
b. Bài học kinh nghiệm: Để lại bài học quý về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh …
* So sánh Cương lĩnh chính trị (2-1930) và Luận Cương chính trị (10-1930)
Những điểm chủ yếu về cơ bản giống nhau.
Luận Cương chính trị 10-1930 xác định các vấn đề chiến lược cách mạng, nhưng cũng có những hạn chế nhất định:
- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.
Những nhược điểm này mang tính “tả khuynh”,trải qua quá trình đấu tranh thực tiễn, các nhược điểm trên mới dần khắc phục.
III. Phong trào cách mạng 1932 - 1935
1. Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng
* Pháp khủng bố và Mị dân sau phong trào 1930 - 1931
- Pháp tiến hành đàn áp, khủng bố khiến cho lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng.
+ Các cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở CM bị phá vỡ, hàng vạn đảng viên, cán bộ bị bắt và tù đày giết hại, tù chính trị bị giam tại Hỏa Lò, Khám lớn, Côn Đảo …..
+ Hầu hết các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đãng, các Xứ Ủy bị bắt.
- Chính sách mị dân của Pháp nhằm lôi kéo hay mê hoặc các tầng lớp nhân dân:
+ Về chính trị tăng số đại diện người Việt vào cơ quan lập pháp cấp Kỳ.
+ Về kinh tế cho người Việt tham gia đấu thầu một số công trình.
+ Về văn hóa – xã hội cho tổ chức một số trường Cao đẳng.
+ Lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
* Hoạt động khôi phục phong trào: Phong phú về hình thức và nội dung
- Những đảng viên trong tù đấu tranh kiên trì bảo vệ lập trường, quan điểm cách mạng của Đảng, tổ chức vượt ngục; đảng viên không bị bắt tìm cách gây dựng lại tổ chức Đảng và quần chúng.
- Một số đảng viên hoạt động ở Trung Quốc và Thái Lan trở về nước họat động.
- Năm 1932, theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, Lê Hồng Phong đã cùng một số đảng viên cộng sản hoạt động ở trong và nước ngoài tổ chức ra Ban lãnh đạo Trung ương Đảng.
- 6/1932: Ban lãnh đạo Trung ương thảo ra chương trình hành động của Đảng, chủ trương đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân lao động, thả tù chính trị, bỏ các thứ thuế bất công, củng cố và phát triển các đòan thể cách mạng của quần chúng.
- Phong trào đấu tranh của quần chúng như Hội cấy, Hội cày, Hội hiếu hỉ, Hội đọc sách báo …
- Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra,…
- Cuối 1933 tổ chức Đảng dần hồi phục và củng cố.
- Cuối 1934 đầu 1935, các Xứ ủy Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ được lập lại.
- Đầu 1935, các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng được hồi phục.
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương 3-1935 tại Ma cao
* Từ 27/3 đến ngày 31/3/1935, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất họp tại Ma Cao (Trung Quốc),có 13 đại biểu trong và ngoài nước.
- Xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu của Đảng: củng cố và phát triển Đảng; tranh thủ quần chúng rộng rãi; chống chiến tranh đế quốc.
- Thông qua Nghị quyết chính trị, điều lệ Đảng,vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ; về công tác trong các dân tộc thiểu số, đội tự vệ, cứu tế đỏ.
- Bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 13 người do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư, Nguyễn Ai Quốc làm đại diện của Đảng bên cạnh Quốc tế Cộng sản.
* Ý nghĩa: Đánh dấu mốc quan trọng Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, từ trong nước đến ngoài nước, các tổ chức quần chúng …
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 Bài 14
Câu 1
Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô-Viết Nghệ- Tĩnh.
Trả lời
Ý nghĩa lịch sử
- Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với quần chúng nhân dân trong cả nước.
- Khối liên minh công nông được hình thành
- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Bài học kinh nghiệm
- Bài học về công tác tư tưởng: Đảng đã giáo dục tập hợp được một lực lượng cách mạng đông đảo của quần chúng, nhất là quần chúng công nông đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.- Bài học về xây dựng liên minh công nông: Qua phong trào khối liên minh công nông được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác.
- Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.
- Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền kiểu mới.
-Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Câu 2
Hãy nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931.
Trả lời
Nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930 - 1931 theo các tiêu chí sau:
+ Mục tiêu đấu tranh: Chống đế quốc để giành độc lập dân tộc, chống phong kiến để giành ruộng đất cho dân cày.
+ Quy mô phong trào: Diễn ra trên khắp cả 3 miền Bắc - Trung - Nam trong đó tiêu biểu nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh (đã thành lập chính quyền Xô viết).
+ Hình thức đấu tranh: Đấu tranh chính trị kết hợp với khởi nghĩa vũ trang, trong đó đấu tranh chính trị là chủ yếu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng quần chúng nhân dân kéo đến các cơ quan của chính quyền địch ở huyện lị, tỉnh lị.
+ Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, trong đó nòng cốt là công nhân và nông dân.