Giải Hoạt động trải nghiệm 6 Chủ đề 8: Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi của 9 nhiệm vụ trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 6 Chân trời sáng tạo trang 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74.
Nhờ đó, các em sẽ biết cách phòng tránh thiên tai, giảm thiểu biến đổi khí hậu. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Chủ đề 8 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Chủ đề 8: Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu
Nhiệm vụ 1
Chỉ ra các thiên tai và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống con người.
Trả lời:
- Các thiên tai: lũ lụt, bão, sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn, cháy rừng, lốc,…
- Ảnh hưởng của nó đến cuộc sống con người:
- Cây xanh bị đổ, gãy; gây ô nhiễm nguồn nước, phát sinh dịch bệnh sau mưa bão.
- Gây thiệt hại về người như chết, mất tích do đuối nước hoặc bị cuốn trôi, bị thương,…
- Gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng: nhà cửa, trường học, bệnh viện, trạm y tế, giao thông,…
Nhiệm vụ 2
Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu
Trả lời:
Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu:
- Do các quá trình tự nhiên: hoạt động của núi rừng, cháy rừng tự nhiên,…
- Do hoạt động của con người: lãng phí trong khai thác, chặt phá rừng, chưa xử lí chất thải trong quá trình sản xuất, sử dụng phân bón hoá học, khí thải từ phương tiện giao thông.
Hoạt động 2: Chia sẻ những hiểu biết của em về một số hậu quả của biến đổi khí hậu
Trả lời:
Hậu quả của biến đổi khí hậu là:
- Mực nước biển dâng cao
- Băng tan
- Nắng nóng
- Bão và lũ lụt
- Hạn hán
- Gây ra dịch bệnh
- Gây thiệt hại về kinh tế
- Làm giảm đa dạng sinh học
- Huỷ diệt hệ sinh thái
Hoạt động 3: Chỉ ra tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ của con người.
Trả lời:
Tác động của biến đổi khí hậu đến với sức khoẻ con người là: giảm tuổi thọ, tăng khả năng mắc bệnh ung thư, hoặc các bệnh lây qua phổi, suy giảm giống nòi.
Nhiệm vụ 3
Hoạt động 1: Hãy cùng người thân thực hiện những việc làm sau để tự bảo vệ khi có bão.
Trả lời:
Học sinh thực hành cùng người thân những việc làm trên để tự bảo vệ khi có bão.
Hoạt động 2: Nhận diện dấu hiệu của bão và thực hiện tự bảo vệ khi có bão.
- Nêu những hiện tượng báo hiệu bão.
- Khi xảy ra bão, em hãy thực hiện những việc sau:
Trả lời:
- Những dấu hiệu có bão: Trong những ngày đẹp trời, êm gió đi biển mà thấy những đợt sóng lừng từng đợt lên xuống đều đặn với một tần số chỉ bằng một nửa tần số sóng thường, tròn đầu, cự ly giữa hai đỉnh sóng rất dài (từ 200 – 300 m) có vẻ hiền lành, im lặng, thứ tự nhịp nhàng thì cần đề phòng cẩn thận, theo dõi tình hình thời tiết liên tục vì có thể đó là một trong những dấu hiệu có cơn bão sắp tới (vì bình thường sóng thường có đầu nhọn, bước sóng ngắn khoảng 50 – 100 m)…
- Khi xảy ra bão, em cần thực hiện những việc sau:
- Không trú, tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.
- Không sử dụng điện thoại khi có sấm sét; không mang các vật dụng bằng kim loại như: cuốc, xẻng, búa, liềm,…
- Trú ẩn nơi an toàn trong công trình kiên cố (nhà ở, trường học,…)
- Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn.
Hoạt động 3: Cùng người thân thực hiện một số việc sau để ứng phó sau bão:
- Tiếp tục theo dõi tin bão trên truyền hình, báo đài.
- Kiểm tra những chỗ hư hỏng của nhà để kịp thời sửa chữa.
- Kiểm tra nguồn nước xem có bị nhiễm bẩn không.
Trả lời:
Học sinh thực hành cùng người thân những việc làm trên để tự bảo vệ sau.
Nhiệm vụ 4
Hoạt động 1: Hãy cùng người thân thực hiện những việc làm sau để tự bảo vệ khi có lũ lụt.
Trả lời:
Học sinh thực hành cùng người thân những việc làm trên để tự bảo vệ khi có lũ lụt.
Hoạt động 2: Khi xảy ra lũ lụt, em hãy thực hiện những việc sau:
Trả lời:
Học sinh thực hành cùng người thân những việc làm trên để tự bảo vệ khi có lũ lụt.
Hoạt động 3: Thực hiện một số việc sau để ứng phó sau lũ lụt:
- Không đến khu vực gần bờ sông, suối hoặc nơi bị sạt lở.
- Sử dụng màn khi ngủ để tránh côn trùng và muỗi đốt.
- Không dùng lương thực đã bị ngấm nước lụt.
- Vệ sinh môi trường, khử trùng nước sinh hoạt trước khi sử dụng.
Trả lời:
Học sinh thực hành cùng người thân những việc làm trên để tự bảo vệ sau lũ lụt.
Nhiệm vụ 5
Hoạt động 1: Nhận diện dấu hiệu và tự bảo vệ trước nguy cơ sạt lở.
- Kể những dấu hiệu nguy cơ sạt lở mà em biết.
- Thực hiện những việc làm sau để bảo vệ trước nguy cơ sạt lở.
Trả lời:
- Dấu hiệu nguy cơ sạt lở:
- Cần quan sát những thay đổi xảy ra xung quanh khu vực sinh sống như các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại), xuất hiện dấu vết sạt lở, cây bị sạp… Cửa hoặc cửa sổ bị kẹt, không thể mở ra. Vết nứt mới xuất hiện trên tường, trần, gạch, hoặc nền. Bức tường ngoài, lề đường hoặc cầu thang không nguyên dạng. Xuất hiện các vết nứt mở rộng trên mặt đất hoặc trên lối đi. Vỡ mạch nước ngầm. Mặt đất có hiện tượng phồng rộp, đường bấp bênh. Nước phun ra từ mặt đất tại nhiều vị trí mới. Hàng rào, tường chắn, cột điện, cây cối bị nghiêng hoặc di chuyển.
- Chú ý sự thay đổi của dòng nước. Nếu nước đang từ trong chuyển sang đục thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sắp có sạt lở đất.
- Khi bắt đầu nghe thấy tiếng rơi của đất đá và âm lượng tăng dần, mặt đất bắt đầu dịch chuyển xuống theo chiều dốc, các lớp đất thụt xuống, những âm thanh lạ, như tiếng cây gãy hoặc tảng đá va chạm với nhau tức là sạt lở đất sắp xảy ra và việc cần làm là nhanh chóng di dời khỏi khu vực nguy hiểm và thông báo cho chính quyền địa phương và hàng xóm để có thể được hỗ trợ kịp thời.
- Thực hiện những việc làm sau để bảo vệ trước nguy cơ sạt lở:
- Tìm hiểu khu vực gần nhà đã từng xảy ra sạt lở đất.
- Quan sát đất quanh nơi ở để phát hiện các dấu hiệu của sạt lở đất.
- Chuẩn bị thức ăn, nước uống, thuốc và đồ sơ cứu y tế, đèn pin, cuốc xẻng, cuộn dây,…
Hoạt động 2: Khi xảy ra sạt lở đất, em hãy thực hiện những việc sau:
Trả lời:
Học sinh thực hành cùng người thân những việc làm trên để tự bảo vệ khi xảy ra sạt lở đất.
Hoạt động 3: Thực hiện một số việc sau để ứng phó sau sạt lở đất:
- Tránh xa khu vực sạt lở vì nền đất chưa ổn định.
- Không được vào bất kì ngôi nhà nào nếu chưa được người lớn kiểm tra.
Trả lời:
Học sinh thực hành cùng người thân những việc làm trên để tự bảo vệ khi xảy ra sạt lở đất.
Nhiệm vụ 6
Hoạt động 1: Chia sẻ một số hiểu biết của em về các dịch bệnh thường xảy ra sau thiên tai.
Trả lời:
Các dịch bệnh sau thiên tai là:
- Bệnh truyền nhiễm sau thiên tai. Có nhiều loại bệnh có thể xuất hiện sau thiên tai. Bệnh truyền nhiễm do nguồn nước uống bị pha lẫn các vi sinh vật gây các bệnh như tiêu chảy, dịch tả, kiết lỵ, viêm gan A.
- Bệnh do côn trùng chuyển - tải
- Bệnh gây ra do quá đông dân
- Bệnh do gián đoạn các dịch vụ thông thường
Hoạt động 2: Tuyên truyền về cách phòng chống dịch bệnh sau thiên tai.
Trả lời:
Học sinh thực hiện và tuyên truyền với mọi người về các biện pháp phía trên để phòng chống dịch bệnh.
Nhiệm vụ 7
Hoạt động 1: Để giảm thiểu biến đổi khí hậu, em hãy tích cực thực hiện những việc làm sau:
Trả lời:
Học sinh thực hiện và tuyên truyền với mọi người về các việc làm phía trên để giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Hoạt động 2: Em và người thân trong gia đình còn thực hiện những biện pháp nào khác để giảm thiểu biến đổi khí hậu, phòng tránh rủi ro thiên tai?
Trả lời:
Hoạt động 3: Vận động người thân, bạn bè thường xuyên thực hiện những việc làm trên để giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Trả lời:
Học sinh vận động người thân, bạn bè thường xuyên thực hiện những việc làm trên để giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Nhiệm vụ 8
Hoạt động 1: Em hãy thiết kế tờ rơi để tuyên truyền với người thân, bạn bè và mọi người xung quanh về “Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu”.
- Lên ý tưởng về mẫu tờ rơi.
- Xác định nội dung của tờ rơi.
- Thực hiện làm sản phẩm.
Trả lời:
Học sinh thực hiện thiết kế tờ rơi để tuyên truyền với người thân, bạn bè và mọi người xung quanh về “Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu”.
Ý tưởng tờ rơi: Bảo vệ môi trường là bảo vệ bản thân
Nội dung: Những hành động để bảo vệ môi trường
Cách giải quyết. Sự thay đổi của con người từ những việc làm nhỏ nhất.
Hoạt động 2: Sử dụng tờ rơi để tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè, những người xung quanh thực hiện biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu, phòng tránh rủi ro thiên tai.
Trả lời:
Học sinh sử dụng tờ rơi để tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè thường xuyên thực hiện biện pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu, phòng tránh rủi ro thiên tai.
Nhiệm vụ 9
Hoạt động 1: Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Trả lời:
- Thuận lợi: em biết được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Ở lớp bạn bè và cô giáo cùng chung tay trồng cây và dọn vệ sinh khu phố hàng tuần.
- Khó khăn: em chưa từ bỏ được những thói quen xấu như sử dụng đồ nhựa, túi ni – lông dùng 1 lần, cần phải rèn luyện.
Hoạt động 2: Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định một mức độ phù hợp nhất với em.
Trả lời:
- Thực hiện tốt: 1.2
- Thực hiện chưa tốt: 3.4
- Chưa thực hiện: 5
Trắc nghiệm Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu
Câu 1: Những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong nhiều năm gọi là gì?
A. Nóng lên toàn cầu
B. Hiệu ứng nhà kính
C. Biến đổi khí hậu
D. Thiên tai
Câu 2: Biến đổi khí hậu sẽ làm mọi khu vực trên Trái Đất nóng lên?
A. Đúng
B. Sai
Câu 3: Những hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của biến đổi khí hậu?
A. Núi lửa phun trào
B. Băng tan
C. Nhiệt độ trung bình giảm xuống
D. Mực nước biển dâng lên
Câu 4: Các hoạt động nào sau đây làm gia tăng hiệu ứng nhà kính?
A. Giao thông vận tải
B. Chặt phá rừng
C. Tiết kiệm điện
D. Chăn nuôi gia súc