Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Áo cũ của Lưu Quang Vũ gồm 2 mẫu cực hay kèm theo gợi ý cách viết rất chi tiết. Với mẫu phân tích bài thơ Áo cũ được viết rất rõ ràng, sẽ giúp các bạn nhanh chóng nắm bắt kiến thức hơn và cũng tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm.
Phân tích Áo cũ của Lưu Quang Vũ được biên soạn rất kỹ lưỡng, chất lượng. Qua đó các em học sinh sẽ hiểu rõ được nội dung và thông điệp mà nhà thơ muốn gửi đến bạn đọc. Qua bài thơ chúng ta cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc về tình cha con và sự hy sinh. Vậy sau đây là 2 bài phân tích Áo cũ hay nhất mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu cảm nhận về tình cảm nhân vật trữ tình trong bài thơ Áo cũ.
Phân tích Áo cũ của Lưu Quang Vũ
Dàn ý phân tích bài thơ Áo cũ
I. Mở bài:
Giới thiệu tác giả và tác phẩm
II. Thân bài:
+ Đoạn 1: Tác giả gửi gắm cảm xúc của mình vào chiếc áo cũ (Thời gian sẽ làm chiếc áo cũ đi nghĩa là ta cũng lớn dần; gia cảnh nhà tác giả không mấy khá giả; nhìn chiếc áo làm cho tác giả nhớ về kí ức khiến mình “cay mắt”)
+ Đoạn 2 + Đoạn 3: Tình yêu của nhà thơ dành cho mẹ mình (Mỗi lần áo cũ mẹ lại vá lại áo cho con, rồi nhận ra con mau lớn quá; Điều này chứng tỏ mẹ cũng đã già, mắt kém không xâu kim để vá áo được; nên tác giả thương mẹ càng thương áo hơn; tác giả thương chiếc áo qua năm tháng vì trong đó là tình yêu của mẹ dành cho mình; được thay áo mới dài hơn, tác giả cũng không vui vì thay áo mới mình lớn lên cùng với đó là mẹ già đi)
+ Đoạn 4: Thông điệp đầy ý nghĩa tác giả gửi đến người đọc (Phải biết thương lấy mẹ mình, thương lấy những điều gắn bó với mình như chiếc áo cũ)
III. Kết bài:
Khái quát lại bài thơ Áo mới của tác giả Lưu Quang Vũ
Phân tích Áo cũ của Lưu Quang Vũ
Bài thơ "Áo cũ" của nhà thơ Lưu Quang Vũ là một tác phẩm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về tình cha con và sự hy sinh. Tác giả đã sử dụng các hình ảnh các biện pháp nghệ thuật trong cấu tứ và ngôn ngữ tươi sáng để thể hiện câu chuyện đầy cảm xúc.
Từ đầu bài thơ, chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu thương và sự hy sinh của cha đối với con. Dòng thơ "Cha cũng có thể thành tro nữa" cho thấy tình cha đã trở nên yếu đuối và mong manh nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh cho con. Từ "thuốc đắng không chờ được rồi" cũng thể hiện sự quyết tâm của cha trong việc bảo vệ con,dù cho có đau đớn.
Tác giả cũng sử dụng hình ảnh thiên nhiên để tạo nên một bối cảnh đau lòng và đầy bi thương. Hình ảnh "Tí tách sương rơi" và"những cánh hoa mỏng mảnh" cho thấy sự tàn phá và mất mát. Câu "đưa hương phải nhờ rễ cây" thể hiện tình yêu thương và niềm hy vọng của cha dành cho con .
Bên cạnh đó, bài thơ cũng thể hiện sự đau khổ và sự hy sinh của cha. Dòng thơ "Mồ Hôi keo thành chai tay" và "tuổi cha nước mắt lặng lặng" tạo nên một hình ảnh thương về sự hi sinh của cha. Sự thật khóc oà vu vơ" cũng thể hiện sự thất vọng và đau khổ của cha khi con không nhận ra những gì cha đã làm.
Cuối cùng, bài thơ kết thúc bằng một lời nhắn nhủ sâu sắc từ cha đến con. Dòng Thơ "Khi lớn bằng cha bây giờ, đáy chén chắc còn bão tố" thể hiện mong muốn của cha rằng con sẽ trưởng thành và vượt qua khó khăn như cha đã từng trải qua.
Tổng quan, bài thơ “Áo cũ” đã được tạo nên bởi những biện pháp nghệ thuật cùng với cấu tứ đặc sắc để tạo nên một bài thơ hay và đầy xúc cảm. Tác giả đã sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ tươi sáng để thể hiện tình yêu thương và sự hy sinh của cha đối với con. Bài thơ cũng nhắn nhủ cho chúng ta về sự quý trọng và biết ơn những hy sinh mà cha mẹ đã dành cho ta.
Phân tích bài thơ Áo cũ
“Nuôi con buôn tảo bán tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời.
Những khi trái nắng trở trời,
Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.
Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con”
Mẹ là tiếng gọi thiêng liêng nhất trên cuộc đời này. Mẹ yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ con cái, cho con những điều tốt nhất không quản khó khăn, nhọc nhằn. Có lẽ chính vì vậy, mẹ đã trở thành đề tài sáng tác muôn thuở cho thơ văn. Nhà thơ Lưu Quang Vũ cũng đã chọn chủ đề về mẹ để sáng tác bài thơ “Áo cũ”. Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả mới chỉ 15 tuổi học lớp 9 và đến năm 2002, Áo mới đã được in trong tập thơ tình của nhà xuất bản Văn học. Bài thơ là tình yêu của tác giả dành cho mẹ và sự trân trọng kí ức tuổi thơ của mình.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Lưu Quang Vũ đưa cảm xúc của mình vào trong hình ảnh chiếc áo cũ một cách thật đặc biệt:
“Áo cũ rồi, mỗi ngày thêm ngắn
Chỉ đứt sờn màu bạc hai vai
Thương áo cũ như là thương ký ức
Đựng trong hồn cho mắt phải cay cay.”
Chiếc áo khi mặc đến cũ rồi, sẽ mỗi ngày ngắn đi một chút, vì sao lại như vậy? Đó là vì theo thời gian chiếc áo bị cũ đi, cùng với đó là chúng ta thêm lớn hơn, nên chiếc áo bị ngắn dần. Vậy mà chiếc áo cũ mà nhà thơ Lưu Quang Vũ mang tới còn cũ đến độ “đứt sờn màu bạc hai vai”, có lẽ nhà thơ đã mặc chiếc áo đó từ rất lâu cho tới khi sáng tác bài thơ, trở thành một cậu thiếu niên học lớp 9. Điều này cũng gợi cho người đọc thấy được hoàn cảnh khi đó của gia đình tác giả không mấy khá giả nên áo phải mặc đến nỗi ngắn và cũ sờn màu, bạc vai. Nhìn chiếc áo mà nhà thơ thương nó như thương kí ức của mình đã trải qua, kí ức đó là gì mà khiến cho tác giả lại “mắt phải cay cay”, nghẹn ngào muốn khóc?
Kí ức khiến nhà thơ Lưu Quang Vũ phải cay mắt là những kí ức về người mẹ dấu yêu của mình:
“Mẹ vá áo mới biết con chóng lớn
Mẹ không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim
Áo con có đường khâu tay mẹ vá
Thương mẹ nhiều con càng yêu áo thêm.
Áo đã ở với con qua mùa qua tháng
Cũ rồi con vẫn quý vẫn thương
Con chẳng nỡ mỗi lần thay áo mới
Áo dài hơn thấy mẹ cũng già hơn.”
Sau mỗi lần rách áo rồi lại vá để mặc lại, mẹ đã nhận ra “con chóng lớn”. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc mẹ cũng đã già đi. Giờ đây mẹ vá áo cho con khó khăn hơn trước, mẹ đã già nên mắt kém “không còn nhìn rõ chỉ để xâu kim”. Mỗi lần con mặc chiếc áo đó đều cảm nhận được “đường khâu tay mẹ vá”, nên con yêu mẹ biết bao nhiêu càng yêu áo thêm bấy nhiêu vì đó là công sức mẹ may vá, tình thương mẹ dành cho con. Chiếc áo cũ mẹ vá đã được tác giả dùng “qua mùa qua tháng”, chỉ một khoảng thời gian dài. Tuy áo đã cũ nhưng tác giả khẳng định mình “vẫn quý vẫn thương”. Chính vì yêu mẹ nên mỗi lần thay áo mới, nhà thơ Lưu Quang Vũ đều “không nỡ”. Lần thay áo mới sẽ phải mua áo dài hơn vì con cũng đã lớn hơn, không còn mặc vừa chiếc áo cũ ngắn nữa, điều đó cũng là minh chứng mẹ đang già hơn trước, khiến nhà thơ mặc áo mới nhưng lòng không vui vì thời gian đang đẩy mình lớn lên nhưng lấy đi tuổi xuân của mẹ.
Đoạn cuối của bài thơ, chính là thông điệp mà tác giả Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm đến cho người đọc cũng là lời tác giả tự nhắc nhở mình:
“Hãy biết thương lấy những manh áo cũ
Để càng thương lấy mẹ của ta
Hãy biết thương những gì đã cùng ta sống
Những gì trong năm tháng trôi qua...”
Mỗi người chúng ta phải biết thương lấy “những manh áo cũ”, rộng ra chính là những kỉ niệm của quá khứ, những điều mà mình được nhận. Để rồi càng thương mẹ mình hơn, vì mẹ đã vất vả nuôi lớn chúng ta, săn sóc chúng ta từng cái ăn, cái mặc. Phải biết thương yêu, trân trọng những người xung quanh và những điều đã từng gắn bó với chính mình. Vì năm tháng trôi qua nào đợi chờ điều gì, hãy yêu thương lấy mẹ cha, người sinh thành ra chúng ta và những điều thân mến xung quanh để không phải hối hận muộn màng.
Bài thơ Áo cũ tuy sử dụng những câu từ đơn giản nhưng lại mang tới cho chúng ta những bài học thật hay và sâu sắc. Trong đó chứa đựng tình yêu của tác giả Lưu Quang Vũ dành cho mẹ của mình cũng như thông điệp đầy ý nghĩa tác giả gửi tới người đọc về tình thương mẹ và những điều gắn bó xung quanh. Bài thơ cũng thể hiện sự tài năng của nhà thơ khi có thể sáng tác một bài thơ ý nghĩa như vậy ở độ tuổi còn nhỏ.