Trang chủ Học tập Lớp 4 Lịch sử và Địa lí 4 Cánh Diều

Ôn tập học kì I Cánh diều

Lịch sử Địa lí lớp 4: Ôn tập học kì I

Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Cánh diều

Giải Lịch sử Địa lí lớp 4: Ôn tập học kì I giúp các em học sinh lớp 4 biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 4 Cánh diều trang 56, 57.

Lời giải được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập học kì I hiệu quả. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Lịch sử - Địa lí 4 Cánh diều trang 56, 57

Câu 1

a) Hãy giới thiệu một số nét tiêu biểu về địa phương em theo gợi ý dưới đây.

  • Tên địa phương em là gì?
  • Địa phương em ở vùng nào? Tiếp giáp với những tỉnh, thành phố nào?
  • Thiên nhiên ở địa phương em có đặc điểm gì nổi bật?
  • Địa phương em có những hoạt động kinh tế chủ yếu nào?
  • Giới thiệu nét văn hoá đặc sắc ở địa phương em.
  • Kể về một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em.

b) Hãy nêu một điều em thích và một điều em còn băn khoăn về môi trường ở địa phương mình. Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng môi trường đó.

Trả lời:

a) Hãy giới thiệu một số nét tiêu biểu về địa phương em theo gợi ý dưới đây.

Tên địa phương: Hà Nội

  • Hà nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây.
  • Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Dạng địa hình chủ yếu là Đồng bằng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Dù đồng bằng chiếm 3/4 diện tích nhưng một số khu vực ở Hà Nội vẫn có núi. Ở nội thành cũng có núi, nhưng cao không quá hai chục mét, phần lớn ở quận Ba Đình.
  • Ngành nông nghiệp ở Hà Nội chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng chiếm vị trí quan trọng trong việc cung cấp nông sản đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú và ngày càng tăng của nhân dân Thủ đô. Hà Nội có 6 ngành công nghiệp chủ lực, gồm: dệt may; chế biến nông sản, thực phẩm; hóa chất; cơ khí chế tạo; điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. Hà Nội có nhiều trung tâm thương mại và điểm du lịch nổi tiếng
  • Hà Nội được coi là trung tâm văn hóa ẩm thực, nơi tập trung nhiều món ăn hấp dẫn và tinh tế, trong đó phải kể đến xôi lúa Tương Mai, chả cá Lã Vọng, phở, bánh cốm - cốm Vòng, bún thang, bánh trôi, bánh cuốn Thanh Trì, nem, chè sen long nhãn…Kiến trúc cổ của Hà Nội mang đậm dấu ấn của lịch sử dài lâu, chùa chiền, đền miếu có khắp nơi trên đất Hà Nội. Kiến trúc đơn sơ, giản dị, gần gũi với con người tạo nên sự cổ kính, thanh tịnh. Kiến trúc hiện nay chủ yếu là các tòa nhà cao tầng với đa dạng thiết kế mang nét hiện đại.
  • Một danh nhân tiêu biểu: Chu Văn An...

b) Môi trường sống ở Hà Nội luôn nhộn nhịp, tấp nập. Sự phát triển của công nghiệp hiện đại khiến môi trường nơi đây bị ảnh hưởng nặng nề. Hà Nội được đánh giá là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Chính vì vậy chúng ta cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng trên ví dụ như trồng nhiều cây xanh, thường xuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện vì môi trường.

Câu 2

a) Hãy cho biết em đã được học về những vùng nào dưới đây.

Câu 2

b) Hoàn thành bảng giới thiệu tóm tắt về vùng em đã học theo gợi ý dưới đây

Câu 2

Hãy giải thích tại sao có sự khác biệt về hoạt động sản xuất của hai vùng trên.

Trả lời:

a) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

b) Hoàn thành bảng giới thiệu tóm tắt như sau:

Vùng

Đặc điểm

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Vị trí địa lí

Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp với 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam và đông nam giáp Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Phía bắc và phía tây của vùng giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ, phái nam giáp với Duyên hải miền Trung, phía đông là vịnh Bắc Bộ.

Thiên nhiên

Các dạng địa hình phổ biến của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình.

Khí hậu có sự khác biệt giữa mùa hạ và mùa đông. Hạ nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và ít mưa.

Nơi đây cũng có nhiều sông, suối.

Có địa hình khá bằng phẳng và thấp dần về phía biển. Trên bề mặt đồng bằng có một số đồi núi thấp, ô trũng và hệ thống đê.

Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh, thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

Có nhiều sông ngòi.

Dân cư

Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi có dân cư thưa thớt. Sự phân bố dân cư có nhiều điểm khác nhau giữa miền núi và trung du. Vùng cao dân cư thưa thớt hơn vùng thấp và các đô thị.

Đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư đông đúc nhất nước ta. Dân cư tập trung đông ở vùng trung tâm, thưa hơn ở phía rìa đồng bằng.

Hoạt động sản xuất

Người dân thường trồng lúa nước trên ruộng bậc thang.

Nhà nước đã cùng nhân dân đắp đập, ngăn sông tạo thành hồ lớn và dùng sức nước chảy từ trên cao xuống để chạy tua-bin sản xuất điện.

Nơi đây có nhiều mỏ khoáng phù hợp phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản.

Trồng lúa nước là hoạt động sản xuất truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Đồng bằng Bắc Bộ là vùng có rất nhiều nghề thủ công khác nhau.

Một số nét văn hóa

Văn hóa của của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ rất đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi một dân tộc có một nét đẹp riêng.

Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu.

Trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: đa dạng và muôn màu qua khăn áo, váy, quần, khố, mũ, nón, trang sức…

Một số hoạt động trong lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ: người dân mặc đồ truyền thống, tế lễ, vui chơi, giải trí…

Nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"

c) Vì giữa các vùng có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên khác nhau, các dân tộc sinh sống cũng có nhiều sự khác biệt

Câu 3

Hãy cho biết tên di tích lịch sử ở cột A tương ứng với tên vùng nào ở cột B mà em đã được học. Ghi kết quả vào vở.

Câu 3

Trả lời:

  • Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Đền Hùng
  • Vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Thăng Long tứ trấn, Hồ Gươm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám
  • Vùng Duyên hải miền Trung: Kinh thành Huế, Lăng vua Tự Đức, Chùa Thiên Mụ, Nhà cổ Phùng Hưng, Chùa Cầu, Hội quán Phúc Kiến,
  • Vùng Tây Nguyên:
  • Vùng Nam Bộ: Bến cảng Nhà Rồng, Dinh Độc Lập 13 Địa đạo Củ Chi

Câu 4

a) Em hãy cùng bạn sưu tầm tư liệu để hoàn thành bài giới thiệu về một trong các di tích lịch sử đã được học theo gợi ý ở bên.

b) Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của di tích lịch sử đó?

Liên kết tải về

pdf Lịch sử Địa lí lớp 4: Ôn tập học kì I
doc Lịch sử Địa lí lớp 4: Ôn tập học kì I 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK