Giải Công nghệ lớp 8 Ôn tập chủ đề 5 giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 8 Cánh diều trang 99.
Với lời giải trình bày rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp các em học sinh lớp 8 nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh Ôn tập chủ đề 5: Thiết kế kĩ thuật. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Giải Công nghệ 8 Ôn tập chủ đề 5
Câu 1: Thiết kế kĩ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống? Quá trình chế tạo, thi công và lắp ráp sản phẩm cần dựa vào loại bản vẽ kĩ thuật nào? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Mục đích của thiết kế kĩ thuật là tạo ra sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu sử dụng, đồng thời giúp cho có quá trình lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa sản phẩm. Thiết kế kĩ thuật có vai trò quan trọng trong phát triển sản phẩm và phát triển công nghệ.
Quá trình chế tạo, thi công và lắp ráp sản phẩm cần dựa vào loại bản vẽ kĩ thuật: bản vẽ phác, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, ...
Ví dụ minh họa: thiết kế sản phẩm giá đỡ điện thoại.
1. Xác định yêu cầu sản phẩm và lựa chọn giải pháp thiết kế
- Vấn đề cần giải quyết là tạo ra sản phẩm có thể giữ điện thoại cho nhà thiết kế quan sát tư liệu.
- Sản phẩm giá đỡ điện thoại phải đáp ứng yêu cầu giữ được điện thoại khi đặt ngang và dọc, điều chỉnh được góc nhìn và gấp gọn khi không sử dụng.
2. Thiết kế sản phẩm
- Chọn vật liệu là gỗ vì dễ gia công, nhẹ và thân thiện với môi trường.
- Kích thước dựa vào kích thước dài và rộng của điện thoại để tính kích thước a, b, c của giá đỡ (dựa vào kích thước chiều dài để tính kích thước a, b; dựa vào kích thước chiều rộng để tính kích thước c).
3. Đánh giá và hiệu chỉnh
- Cần đánh giá xem giá đỡ có đáp ứng yêu cầu thiết kế đặt ra không: giá đỡ có đặt ngang, dọc được; khi điều chỉnh góc độ thanh chống khó cố định được.
- Sau kiểm tra cần hiệu chỉnh chốt để thanh chống cố định dễ dàng hơn.
4. Lập hồ sơ kĩ thuật
Hồ sơ kĩ thuật cho giá đỡ điện thoại gồm những thông tin:
- Bản vẽ thiết kế: bản vẽ phác, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, ...
- Các thuyết minh liên quan đến sản phẩm.
Câu 2: Hãy kể tên một số ngành nghề liên quan đến thiết kế. Lấy ví dụ minh hoạ về một số sản phẩm thiết kế của ngành nghề đó.
Trả lời:
Kĩ sư cơ khí; Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí: thiết kế các chi tiết, máy móc, công cụ cho sản xuất, khai thác, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp...
Kĩ sư điện; Kĩ thuật viên kĩ thuật điện: thiết kế trạm điện, hệ thống phát điện, động cơ điện, hệ thống tự động hóa sản xuất, các thiết bị điện gia dụng, ...
Kĩ sư điện tử; Kĩ thuật viên kĩ thuật điện tử: thiết kế các mạch, hệ thống, linh kiện điện tử sử dụng trong hàng không vũ trụ, ra đa, điều khiển từ xa, các thiết bị điện gia dụng và cá nhân như ti vi, máy tính, điện thoại di động, ...
Kĩ sư xây dựng; Kĩ thuật viên kĩ thuật xây dựng: thiết kế các công trình dân dụng như nhà ở, chung cư, trung tâm thương mại, văn phòng, các công trình công nghiệp, cầu hầm, bến cảng, sân bay, ...
Câu 3: Hãy mô tả nội dung các bước chính trong thiết kế kĩ thuật. Vì sao thiết kế là hoạt động mang tính sáng tạo của người thiết kế?
Trả lời:
Các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật:
- Xác định yêu cầu và lựa chọn giải pháp: xác định rõ nhiệm vụ thiết kế và yêu cầu sản phẩm (tính năng, hình ảnh, màu sắc, giá thành, ...) để đưa ra nhiều giải pháp thiết kế khác nhau; đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi giải pháp để lựa chọn giải pháp phù hợp.
- Thiết kế sản phẩm: Dựa vào giải pháp đã chọn, tiến hành chọn vật liệu, tính toán và lập bản vẽ thiết kế.
- Đánh giá và hiệu chỉnh: Chế tạo sản phẩm mẫu, đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu đặt ra cho sản phẩm, xác định những bộ phận chưa đạt yêu cầu và hiệu chỉnh.
- Lập hồ sơ kĩ thuật: các bản vẽ thiết kế và các thuyết minh liên quan.
Thiết kế là hoạt động mang tính sáng tạo của người thiết kế vì đây là quá trình hoạt động của con người tạo ra những giá trị, sản phẩm mới.