Nghị định số 29/2014/NĐ-CP - thuviensachvn.com

Nghị định số 29/2014/NĐ-CP

Quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập, quyền sở hữu của Nhà nước

CHÍNH PHỦ

---------------

Số: 29/2014/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC VỀ TÀI SẢN VÀ QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn c Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Bộ luật Hình sự ngày 21 tháng 12 năm 1999 và Luật sửa đi, b sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Xử vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập, quyền sở hữu của Nhà nước.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và việc quản lý, xử lý đi với tài sản sau khi được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với các loại tài sản sau đây:

1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan.

3. Tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

4. Tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

3. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc xác lp quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân nhưng do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu theo bản án, quyết định của tòa án, quyết định của cấp có thẩm quyền khác, bao gồm:

a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu;

b) Vật chứng vụ án, một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự (sau đây gọi tắt là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu).

2. Tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, bao gồm:

a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước (sau đây gọi tắt là bất động sản vô chủ);

b) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước (sau đây gọi tt là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên);

c) Tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm);

d) Tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng người đó không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước (sau đây gọi tắt là di sản không người thừa kế);

đ) Tài sản là hàng hoá tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan tại cảng biển, cảng hàng không, kho ngoại quan, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không có người đến nhận (sau đây gọi tắt là hàng hóa tn đọng).

3. Tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước bao gồm: Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và các hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam.

4. Tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền s hữu của Nhà nước

1. Việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản phải được lập thành văn bản và phải tuân theo trình tự, thtục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan.

2. Việc quản lý nhà nước đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan.

3. Việc xác định giá trị và tchức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thực hiện theo cơ chế thị trường.

4. Việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thi, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Liên kết tải về

doc Nghị định số 29/2014/NĐ-CP

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK