Nghị định số 112/2008/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi.
CHÍNH PHỦ -------------------- Số: 112/2008/NĐ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------------------- Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2008 |
NGHỊ ĐỊNH
Về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường
các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi
___________________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 14 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Nghị định này quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi (sau đây gọi chung là hồ chứa).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường các hồ chứa.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hành lang bảo vệ hồ chứa” là vùng kể từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế có tính đến mức nước dềnh (đối với hồ chứa quan trọng quốc gia) hoặc bằng cao trình đỉnh đập (đối với hồ chứa khác) đến đường biên giải phóng lòng hồ.
2. “Vùng lòng hồ” là vùng kể từ đường biên giải phóng lòng hồ trở xuống phía lòng hồ chứa.
3. “Hệ thống hồ chứa” là hệ thống bao gồm nhiều hồ chứa trên một dòng sông hoặc trên một hệ thống sông liên quan với nhau về mặt khai thác, sử dụng tài nguyên nước; điều tiết dòng chảy sông; phòng, chống tác hại do nước gây ra và bảo vệ môi trường trên lưu vực sông.
4. “Bậc thang các hồ chứa” là hệ thống hồ chứa trên sông được bố trí thành bậc thang trên dòng chính hoặc trên dòng nhánh.
5. "Dòng chảy tối thiểu" là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự ưu tiên đã được xác định trong quy hoạch lưu vực sông.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa
1. Việc xây dựng hồ chứa phải phù hợp với quy hoạch lưu vực sông được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tài nguyên và môi trường các hồ chứa phải được khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, hiệu quả, không chia cắt theo địa giới hành chính. Bảo vệ tài nguyên và môi trường các hồ chứa phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế, pháp luật và tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân, cộng đồng dân cư vùng hồ chứa.
3. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường các hồ chứa phải bảo đảm an toàn hồ chứa, dòng chảy tối thiểu, không ảnh hưởng đến các mục tiêu, nhiệm vụ của hồ chứa đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra trên lưu vực hồ chứa và hạ du hồ chứa.
4. Quy hoạch, xây dựng các công trình, thực hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ phải không gây thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy, phù hợp với sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của hồ chứa và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 5. Các hành vi bị cấm trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ
1. Các hoạt động gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và môi trường, làm biến dạng địa hình, làm mất cảnh quan môi trường hồ chứa.
2. Hủy hoại hoặc làm hư hỏng các công trình liên quan của hồ chứa, làm tổn hại đến nguồn nước hồ chứa, không bảo đảm an toàn và tính bền vững của hồ chứa.
3. Lấn chiếm, xây dựng mới các công trình, nhà ở không theo quy hoạch; đổ đất đá, cát sỏi, chất thải rắn; nước thải không đạt tiêu chuẩn môi trường vào hồ chứa.
4. Khai thác các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đang cư trú trong vùng hồ; nuôi trồng các động, thực vật lạ không rõ nguồn gốc, xâm hại nghiêm trọng đến hệ động, thực vật vùng hồ.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết