Văn mẫu lớp 12: Dàn ý Nghị luận phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực bao gồm 2 mẫu dàn ý ngắn gọn và chi tiết. Qua đó giúp các em học sinh nhanh chóng nắm vững kiến thức các luận điểm, luận cứ để hoàn thiện bài văn phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực của mình đầy đủ các ý.
Hiện tượng Sống ảo mang đến nhiều hệ lụy cho con người. Có nhiều bạn xem phải những thông tin, hình ảnh không đúng mà có lối sống sai lệch, tinh thần không ổn định. Vậy dưới đây là 2 dàn ý Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực hay nhất mời các bạn cùng theo dõi.
Lập dàn ý Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực hay nhất
Lập dàn ý Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực
I. Mở bài:
- Sự ra đời của các trang mạng xã hội, tiêu biểu nhất là Facebo
II. Thân bài:
* Khái niệm:
- "Sống ảo" hẳn là khái niệm không còn xa lạ gì với chúng ta, đó là lối sống chuộng hình thức, thậm chí nói hơi nặng lời thì đó là một cuộc sống toàn dối lừa. Người ta tự tô vẽ, tự tạo cho mình một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc, khác hẳn với những gì mà bản thân họ đang có ở thực tại.
- Facebo
- "Giá trị thực" ở đây mang hàm nghĩa rất rộng, bao gồm tất cả những gì ngoài cuộc sống thực của con người, cả niềm vui, nỗi buồn, từ những điều tốt đẹp cho đến những góc xấu xí nhất trong tâm hồn. Đó là thứ phản ánh rõ ràng nhất nhân cách, đạo đức và tâm hồn của một cá nhân.
* Thực trạng sống ảo:
- Nhưng có một điều rất đáng quan ngại rằng dường như con người đang dần rời xa những "giá trị thực" để chăm chăm vào việc "sống ảo" nhiều hơn.
+ Thích kết bạn qua mạng, yêu qua mạng
+ Xây cho mình những cái vỏ tuyệt vời, là nơi để thỏa sức thể hiện bản thân, bằng cách khoe khoang sự giàu có, sự hạnh phúc, phô bày vẻ đẹp của bản thân, để mong được sự chú ý.
+ Ai cũng tự tin bày tỏ quan điểm ý kiến, sẵn sàng chửi rủa lăng nhục, cười nhạo một cá nhân nào khác, để lại những tổn thương tâm lý sâu sắc cho nạn nhân, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến nạn nhân, chán chường, trầm cảm, tự tử.
+ Tạo scandal, phát ngôn gây sốc để nổi tiếng, chia sẻ những thông tin phản cảm, văn hóa phẩm đồi trụy một cách tràn lan mà chẳng quan tâm ai sẽ bắt gặp chúng, họ chỉ cần biết mình được tung hô, tán tụng, được bao nhiêu "like", bao nhiêu "comment", còn ai như nào không cần quan tâm.
* Hậu quả:
+ Ảo tượng giá trị của bản thân, dễ dàng suy sụp chỉ vì một lời chê bai bâng quơ.
+ Quên đi hết thực tại cuộc sống vốn khó khăn như nào, quên đi hết những tình cảm quý giá như tình thân, tình cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên.
+ Họ trở nên vô cảm, vô tâm, không còn quan tâm đến thế giới thực tại, từ chối hòa nhập vào xã hội thực tế, dẫn tới khi bước vào làm việc, mưu sinh họ bị chông chênh, không có kinh nghiệm sống và ứng xử, nên rất dễ bị đào thải, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống tương lai.
+ Khiến cho tâm hồn con người trở nên nghèo nàn, kiến thức và vốn sống hạn hẹp, cả thế giới chỉ thu lại vào trang mạng xã hội, khiến con người trở nên lười biếng, lãng phí thời gian, bỏ qua nhiều cơ hội tu dưỡng, nâng cao tri thức, thay đổi bản thân.
* Bài học:
- Nhận thức được tác hại của việc "sống ảo", mỗi cá nhân chúng ta cần ý thức được hành động của bản thân.
- Mạng xã hội không xấu, thậm chí có rất nhiều lợi ích, nhưng chúng ta phải biết sử dụng sao cho hợp lý, đừng có đắm chìm vào đó, mải mê xây dựng những giá trị "ảo", mà bỏ rơi những "giá trị thực".
- Đừng để việc "sống ảo" dần giết chết cả tâm hồn và thể xác chúng ta, hãy biết cách tận dụng mạng xã hội một cách hiệu quả nhất, đừng chỉ mải mê chạy theo những xu hướng, trào lưu và ảo tưởng về bản thân.
III. Kết bài:
- Hiện tượng sống ảo, đặc biệt là ở giới trẻ đang dần kéo con người rời xa và đánh mất đi những giá trị thực, có ý nghĩa cho cuộc đời.
- Hãy có những nhận thức đúng đắn và biết cân bằng giữa thế giới ảo và thế giới thực.
- Đừng để cán cân tâm hồn rơi hẳn vào thế giới ảo.
Dàn ý phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực
1. Mở bài
- Khái quát về vấn đề cần nghị luận “sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực”.
2. Thân bài
- Nêu khái niệm về định nghĩa sống ảo là gì, giá trị thực là gì?
- Thực trạng hiện nay của việc sống ảo, nhất là đối với lứa tuổi vị thành niên: kết bạn xấu, yêu sớm, phát ngôn gây sốc,...
- Hậu quả của hành động sống ảo đối với bản thân và xã hội: ảo tưởng giá trị của bản thân, vô cảm, nghèo nàn về học thức và trí tưởng tượng,...
- Từ những hậu quả, rút ra bài học và một số giải pháp có thể áp dụng để cải thiện tình trạng này.
3. Kết bài
- Khái quát lại quan điểm của bản thân về vấn đề nghị luận nhận định sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực.