Lập dàn ý Cảm nhận về truyện ngắn Làng gồm 2 mẫu hay, chi tiết nhất, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được cấu trúc bài văn, thấy được tình yêu làng, yêu nước tha thiết của nhân vật ông Hai.
Với 2 Dàn ý cảm nhận truyện ngắn Làng của Kim Lân, các em sẽ nắm được toàn bộ ý chính, dễ dàng triển khai thành bài văn cảm nhận truyện ngắn Làng thật hay, với đầy đủ những ý quan trọng. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Lập dàn ý cảm nhận về truyện ngắn Làng của Kim Lân
Dàn ý cảm nhận về truyện ngắn Làng
I. Mở bài
- Bất cứ loài cây nào cũng phải cần cù, siêng năng chắt chiu sức sống từ trong lòng đất thì mới có thể tỏa ra một màu xanh sự sống, mới có thể đơm hoa kết trái ngọt lành. Tác phẩm văn học cũng vậy: phải “Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày” thì tác phẩm “Văn nghệ mới tạo ra được sự sống cho tâm hồn con người”.
- Với tác phẩm Làng, nhà văn kim Lân đã làm được điều đó.
II. Thân bài:
1. Giải thích
– “Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người”
- Cuộc đời hằng ngày là những gì đang diễn ra xung quanh ta.
- Đó là mảnh đất tươi tốt nuôi dưỡng tác phẩm nghệ thuật, làm nên sức sống của tác phẩm nghệ thuật. Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống, phải bắt rễ từ cuộc sống con người.
– “ Văn nghệ mới tạo ra được sự sống cho tâm hồn con người”: nhà văn đã gửi gắm vào mỗi tác phẩm văn học những tâm tư, tình cảm, những thông điệp, chiêm nghiệm của mình về cuộc sống. Đến lượt mình, văn học tác động đến tâm hồn con người, bồi đắp tâm hồn con người với những cảm xúc, những tâm tư, khát vọng … là cho đời sống con người trở nên phong phú hơn, hứng tới những giá trị của cuộc sống, chân, thiện, mĩ…
Tóm lại, nhờ bắt rễ từ cuộc sống, tác phẩm văn học đã góp phần làm cho đời sống tâm hồn con người trở nên phong phú hơn, tốt đẹp hơn.
2. Chứng minh
a. Truyện ngắn “Làng” bắt rễ từ cuộc đời hằng ngày của con người
Hiện thực cuộc sống và tâm tư tình cảm của người nông dân trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đã là mảnh đất để tác phẩm Làng “bắt rễ”.
- Có những người nông dân nghèo như ông Hai, trước cách mạng chỉ là nô lệ cho thằng Tây, chịu áp bức của bọn kì lí, nhờ cách mạng mới biết đến cuộc đời tự do. Họ rất yêu làng, yêu nước, gắn bó với cách mạng, với kháng chiến
- Pháp quay trở lại xâm lược, những người nông dân trở thành dân quân du kích bảo vệ quê hương, nhiều người phải đi tản cư theo chủ trương của kháng chiến.
- Tin Làng theo Tây là hiện thực đâu đó xảy ra trên nước ta trong những năm kháng chiến. Hình ảnh những người dân rơi vào tâm trạng bế tắc tuyệt vọng khi sống với những tin đồn thất thiệt. Nhưng điều quan trọng là trong tình cảm, suy nghĩ vẫn đang trọn cho cách mạng, kháng chiến.
Như vậy, cuộc đời hằng ngày đã là chất liệu để người nghệ sĩ sáng tác nên tác phẩm văn học.
b. Tác phẩm văn nghệ “ Tạo ra sự sống cho tâm hồn con người”.
– Tác phẩm Làng đã “ tạo ra sự sống cho tâm hồn con người” trong tác phẩm.
- Tình yêu làng, yêu nước đã làm cho những người nông dân như ông Hai có sự chuyển biến trong tư tưởng nhận thức từ bóng tối ra ánh sáng và hướng trọn lòng mình về quê hương, đất nước, Tổ quốc, nhân dân.
- Không chỉ ông Hai mà những con người trong tác phẩm từ một em bé ngây thơ như thằng Húc đến một người xấu người xấu nết như mụ chủ nhà nhưng qua cách viết của Kim Lân, họ vẫn hoặc là thể hiện cảm nhận được lòng yêu làng, yêu nước, giúp cho họ biết sống đẹp hơn.
– Tác phẩm Làng đã “tạo ra sự sống tâm hồn con người” trong cuộc sống:
- Từ hình ảnh ông Hai và những con người trong câu chuyện, chúng ta hiểu thấm thía và được bồi đắp tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
- Và đặt trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình cảm đó luôn người sáng, trọn vẹn, thủy chung.
Tác phẩm văn nghệ có sức mạnh kì diệu mang đến sự sống cho tâm hồn con người. Vì thế, truyện ngắn Làng không phải là truyện của một thời về tình cảm thiêng liêng khi ta biết dành tình yêu cho gia đình, quê hương, đất nước.
III. Kết bài
- Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân thực sự là một tác phẩm có giá trị, đó là một tác phẩm “Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày, văn nghệ mới tạo ra được sự sống cho tâm hồn con người”.
- Tác phẩm không chỉ cho ta thấy tài đựng truyện, khả năng phản ánh hiện thực của nhà văn Kim Lân mà còn đem đến những điều tốt đẹp, làm giàu có thêm tâm hồn con người.
Dàn ý suy nghĩ về truyện ngắn Làng
1. Mở bài
- Sơ lược về Kim Lân và phong cách sáng tác của ông.
- Giới thiệu truyện ngắn Làng.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề:
- Viết năm 1948, là truyện ngắn viết về đề tài người nông dân trong giai đoạn những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Nhan đề Làng có tính khái quát, chỉ chung cho nông thôn Việt Nam, gợi ra hình ảnh làng quê dân dã, với những người nông dân cần cù chân chất, khơi gợi tình yêu thương, gắn bó trong tâm hồn mỗi con người
b. Nhân vật ông Hai trước khi nghe tin Làng theo giặc:
- Yêu và gắn bó với làng tha thiết.
- Một lòng hướng về làng, ông đi khoe khắp nơi về làng của mình để vơi bớt nỗi nhớ thương, ông hào hứng kể về làng Chợ Dầu, tự hào về một ngôi làng có truyền thống cách mạng.
=> Tình yêu làng vô bờ bến, cùng với tấm lòng tin tưởng vào cách mạng sâu sắc.
c. Khi ông Hai nghe tin Làng theo giặc:
- Sửng sốt, đau đớn, không tin làng theo giặc, hy vọng những tin tức mình nghe được là lầm.
- Sao khi nhận được câu trả lời thì ông Hai dường như bị rút hết tất cả sức lực, hy vọng và tình yêu nồng nàn của ông với làng, ông xấu hổ, ông đau khổ và cảm thấy chưa lúc nào lại đắng cay đến độ này => Khóc.
- Ông khổ sở, ông không dám bước ra gặp ai, trở nên cáu bẳn, gắt gỏng với cả vợ con, ông trằn trọc không thể nào ngủ yên giấc, rồi trở nên nhạy cảm với tất cả lời bàn tán, sợ hãi việc bị đuổi đi trong nhục nhã,…
- Quyết tâm không trở về làng, dù có yêu làng thế nào đi chăng nữa, nhưng làng đã theo giặc thì phải thù.
=> Ông là người rạch ròi biết phân biệt phải trái, tấm lòng trung trinh với cách mạng không đổi dời khiến người ta phải kính nể.
d. Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính:
- Phấn khởi và vui mừng khôn xiết, ông như được hồi sinh.
- Hào hứng khoe chuyện nhà mình bị giặc đốt nhắn, chứng tỏ sự hy sinh cho cách mạng.
- Vội vàng đi khắp nơi đính chính hùng hồn để minh oan cho làng và cho bản thân.
3. Kết bài:
- Nêu cảm nhận.