Chúng ta thường giữ khá nhiều dữ liệu trong thẻ nhớ hoặc USB. Thông thường, bạn thậm chí có thể sử dụng ổ đĩa USB dung lượng cao làm phương pháp chủ yếu để tạo bản sao lưu.
Nhưng khi có điều gì đó không đúng xảy ra với chúng, thật khó mà có thể giữ được bình tĩnh khi biết rằng những bức ảnh lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ của bạn sẽ ra đi mãi mãi hay tài liệu báo cáo, nghiên cứu mà bạn tốn công hoàn thành đã tan thành mây khói. Nhưng đừng lo, có khả năng cao là bạn có thể phục hồi dữ liệu của mình. Bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn trong bài viết sau đây.
1. Kiểm tra những thứ cơ bản
Nghe có vẻ quá đơn giản, nhưng bạn đã thực hiện mốt số phương pháp khắc phục sự cố cơ bản chưa?
Chẳng hạn như, bạn đã thử cắm thiết bị lưu trữ ở một cổng khác hoặc một máy tính khác chưa? Bạn có chắc chắn rằng USB hay thẻ nhớ đã được kết nối chắc chắn với máy tính không? Nếu đã chắc chắn những điều cơ bản trên, thì bây giờ hãy xem xét kỹ hơn về vấn đề kỹ thuật.
2. Thay đổi ký tự ổ đĩa
Nếu bạn đã cắm USB vào máy tính thì có thể nhìn thấy ổ đĩa trong File Explorer nhưng lại không thể truy cập vào dữ liệu, điều này khiến cho bạn dễ dàng kết luận rằng dữ liệu bị hỏng.
Nhưng chờ đã, có lẽ vấn đề không phải do nguyên nhân đó. Windows đơn giản có lẽ không thể gán một ký tự ổ đĩa cho USB này.
May mắn thay, bạn dễ dàng có thể thay đổi ký tự ổ đĩa. Mở Start Menu và nhập Disk Management. Trong trang kết quả, chọn Create and format hard disk partitions.
Xác định USB của bạn trong danh sách ổ đĩa và click chuột phải vào nó. Sau đó, bạn chọn Change Drive Letter and Paths.
Cuối cùng, click vào Change và chọn một chữ cái mới từ menu thả xuống. Mỗi lần bạn kết nối ổ đĩa, nó sẽ sử dụng chữ cái mới này. Nếu cách này không hiệu quả, hãy thử những phương pháp phía sau đây.
3. Cài đặt lại driver
Ổ đĩa và dữ liệu của bạn có lẽ hoàn toàn bình thường. Thay vào đó, có lẽ driver trên Windows đã bị hỏng. Để chắc chắn rằng driver của bạn đang hoạt động và không có bất kỳ vấn đề cơ bản nào thì bạn nên cài đặt lại chúng.
Để lại USB hoặc thẻ nhớ được cắm vào máy của bạn và mở Device Manager. Bạn có thể tìm thấy nó bằng cách kích chuột phải vào Start Menu.
Khi Device Manager đã kích hoạt, hãy nhấp vào Disk Drives để mở rộng trình đơn. Bạn sẽ thấy một danh sách tất cả các ổ đĩa được kết nối với máy của bạn.
Click chuột phải vào tên thiết bị bộ nhớ mà bạn đang cố gắng sửa và chọn Uninstall device.
Tiếp theo, bạn cần loại bỏ ổ đĩa ngoài từ thiết bị và khởi động lại hệ điều hành. Khi quá trình khởi động hoàn thành, bạn kết nối thiết bị bộ nhớ lại với máy tính. Windows sẽ tự động phát hiện nó và cài đặt lại driver mới.
4. Kiểm tra ổ đĩa
Ở giai đoạn này, nó bắt đầu trông giống như chính các tập tin bị hỏng. Nhưng đừng mất hy vọng, bạn vẫn có những lựa chọn khắc phục khác.
Có hai cách để kiểm tra và sửa chữa đĩa. Bạn có thể sử dụng Windows Explorer, hoặc bạn có thể sử dụng Command Prompt.
4.1. Sử dụng Windows Explorer
Trước tiên, chúng ta hãy nhìn vào quá trình sử dụng Windows Explorer. Đó là cách sử dụng thân thiện hơn trong hai phương pháp tiếp cận.
Kết nối thiết bị bộ nhớ vào máy tính và mở ứng dụng Windows Explorer. Điều hướng đến This PC và click chuột phải vào tên của ổ đĩa bạn đang cố gắng sửa. Bạn cần chọn Properties từ trình đơn ngữ cảnh.
Trong cửa sổ mới, bạn chọn tab Tools. Trong mục Error Checking, bạn click vào Check. Windows sẽ quét ổ đĩa và thông báo kết quả.
Nếu nó tìm thấy bất cứ vấn đề gì, một cửa sổ khác sẽ xuất hiện để cảnh báo bạn. Chọn Repair drive để bắt đầu quá trình khắc phục. Nó có thể mất một khoảng thời gian phụ thuộc vào kích thước ổ đĩa và mức độ phức tạp của vấn để.
Bạn sẽ nhìn thấy một xác nhận trên màn hình khi quá trình quét hoàn tất. Nếu bạn nhấn Show Details, Event Viewer sẽ cung cấp cho bạn một bản ghi đầy đủ về tất cả các sửa chữa đã được thực hiện.
4.2. Sử dụng Command Prompt
Cách khác để quét ổ đĩa và khắc phục lỗi là sử dụng Command Prompt. Để bắt đầu, bạn mở Start Menu và nhập cmd. Bạn không cần mở ứng dụng như một quản trị viên.
Nhập chkdsk e:/r và nhấn Enter. Nếu thiết bị bộ nhớ không sử dụng ổ E:\, thay e: với bất cứ chữ cài nào thích hợp.
Windows sẽ cho bạn thông tin cơ bản về ổ đĩa và bắt đầu quét. Bạn có thể thấy quá trình quét trong cửa sổ.
Sau khi hoàn thành, nó sẽ hiển thị cho bạn những gì tìm thấy và liệt kê những sửa chữa nó đã thực hiện.
5. Ứng dụng từ bên thứ ba
Nếu bạn vẫn không thể truy xuất tệp của mình, bạn có thể thử sử dụng ứng dụng của bên thứ ba. Nếu bạn thực hiện tìm kiếm trên Google, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều ứng dụng đắt tiền. Bạn không cần chúng. Hãy thử một trong ba phiên bản miễn phí thay vào đó:
TestDisk và PhotoRec: Về mặt kỹ thuật, đây là hai chương trình riêng biệt. Tuy nhiên, chúng được nhóm lại với nhau bởi vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào nhau. PhotoRec có thể phục hồi các file (bao gồm hơn 200 định dạng file), TestDisk có thể phục hồi phân vùng trên đĩa.
EaseUS Data Recovery Wizard: Ứng dụng này hoạt động với ổ đĩa cứng, ổ SSD, USBs, thẻ nhớ, và máy ảnh kỹ thuật số. Nó có thể phục hồi dữ liệu trong một số trường hợp, bao gồm các ổ đĩa bị hỏng, mất phân vùng, tình cờ xóa và lỗi ổ đĩa.
Recuva: Recuva làm việc với ổ USB và các phương tiện bên ngoài khác, cũng như ổ cứng chính của bạn. Nó chuyên xóa các tập tin, nhưng cũng có thể giúp phục hồi những tập tin bị hỏng.
6. Nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia
Nếu mọi thứ khác không thành công, hãy đi đến cửa hàng chuyên doanh. Họ có thể sử dụng thiết bị mạnh mẽ hơn bạn có quyền truy cập vào tại nhà và thu hồi một số dữ liệu, nếu không phải là tất cả.