TT | Nội dung cần điều chỉnh | Mức độ/Yêu cầu cần đạt | Hướng dẫn (Gợi ý thời lượng; thời điểm dạy; sắp xếp vào vị trí trong mạch kiến thức môn học, ...) |
1. | Vi khuẩn: | - Kể/Nói được tên bệnh ở người do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh. | - Tích hợp vào bài Vệ sinh tuổi dậy thì. - Gợi ý tổ chức dạy học: Lựa chọn nội dung để tổ chức hoạt động dạy học hướng đến: Nhận biết bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản do vi khuẩn gây nên (bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản do vi khuẩn gây nên. Vi khuẩn có nhiều trong đất, nước bẩn, chất thải của người (phân, nước tiểu,...). Con người nhiễm bệnh thường do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh; đi đại tiện, vệ sinh cá nhân không đúng cách, nhất là nữ ở thời kì kinh nguyệt vệ sinh không sạch;...). |
2. | Các chất gây nghiện | - Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia. - Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy. | - Linh hoạt giảm thời lượng; Thời điểm dạy: Phân phối theo bài hiện có trong SGK. - Gợi ý tổ chức dạy học: Tùy thực tế của địa phương, GV lựa chọn nội dung trong bài phù hợp để tổ chức dạy học hướng đến: Thực hành từ chối sử dụng chất gây nghiện. |
3. | Phòng tránh HIV/AID | Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS. | - Linh hoạt giảm thời lượng; Thời điểm dạy: Phân phối theo bài hiện có trong SGK. - Gợi ý tổ chức dạy học: Tùy thực tế của địa phương, GV lựa chọn nội dung trong bài phù hợp để tổ chức dạy học hướng đến: Thái độ với người nhiễm HIV/AID |
4. | Thái độ với người nhiễm HIV/AID | - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.. - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ. |
5. | Phòng tránh xâm hại | - Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại. - Trình bày được những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục và biết cách phòng tránh, ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại. - Lập được danh sách những người đáng tin cậy để được giúp đỡ khi cần. - Đưa ra được yêu cầu giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại. | - Thời lượng: Linh hoạt trong 2-3 tiết; Thời điểm dạy: Tích hợp vào bài hiện có trong SGK. - Gợi ý tổ chức dạy học: Lựa chọn nội dung, tình huống phù hợp với thực tế để tổ chức dạy học hướng đến: hình thành và rèn luyện kĩ năng ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần. |
6. | Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng | | - Linh hoạt giảm ít nhất 1/2 thời lượng; Thời điểm dạy: Phân phối theo bài hiện có trong SGK. - Gợi ý tổ chức dạy học: Lựa chọn nội dung gần nhau tạo thành cụm bài để tổ chức dạy học phù hợp, thuận lợi với điều kiện thực tế ứng dụng vật liệu đó ở địa phương. |
7. | Năng lượng Mặt trời, gió, nước chảy | - Thu thập, xử lí thông tin và trình bày được (bằng những hình thức khác nhau) về việc con người khai thác, sử dụng năng lượng Mặt trời, gió và nước chảy trong đời sống và sản xuất. + Sử dụng năng lượng Mặt trời: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện,... + Sử dụng năng lượng gió: điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió, chạy máy phát điện,... + Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện,... - Nêu và thực hiện được việc làm để sử dụng năng lượng Mặt Trời ở trường và ở nhà. | - Thời lượng: Linh hoạt trong 2-3 tiết; Thời điểm dạy: Theo bài hiện có trong SGK. - Gợi ý tổ chức dạy học: Lựa chọn nội dung tạo thành cụm bài để tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế, hướng đến: Tìm tòi, thu thập thông tin về việc sử dụng năng lượng trong đời sống và sản xuất. |
8. | An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện | - Nêu được một số quy tắc cơ bản về an toàn điện và tuân thủ các quy tắc an toàn điện trong tình huống thường gặp. - Nêu và thực hiện được việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng điện ở trường và ở nhà. - Đề xuất và trình bày được những việc cần làm để sử dụng an toàn, tiết kiệm năng lượng điện một cách đơn giản, dễ nhớ (như dùng hình ảnh, sơ đồ,...) để vận động gia đình và cộng đồng cùng thực hiện. | - Thời lượng: Linh hoạt trong 2 tiết; Thời điểm dạy: Tích hợp vào bài hiện có trong SGK. - Gợi ý tổ chức dạy học: Lựa chọn nội dung, tình huống phù hợp với thực tế để tổ chức dạy học hướng đến: hình thành và rèn luyện kĩ năng sử dụng điện an toàn, đề xuất và thực hiện việc làm sử dụng an toàn, tiết kiệm năng lượng điện. |
9. | Sinh sản của thực vật có hoa | - Đặt được câu hỏi về sự sinh sản của thực vật có hoa. - Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. - Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhụy trên tranh vẽ hoặc hoa thật. - Phân biệt được nhị và nhụy, hoa đơn tính và hoa lưỡng tính qua quan sát. - Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió. | - Thời lượng: 2 tiết; Thời điểm dạy: Phân phối theo bài hiện có trong SGK. - Gợi ý tổ chức dạy học: Lựa chọn nội dung tạo thành cụm bài để tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế, hướng đến: Tìm tòi, quan sát thực tế và nhận biết đặc điểm về cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. |
10. | Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ | - Đặt được câu hỏi về cây con được hình thành, phát triển từ các bộ phận của cây mẹ. - Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ và thực hành trồng cây bằng thân (hoặc rễ, lá). - Sử dụng sơ đồ đã cho, ghi chú được tên một số giai đoạn phát triển chính của cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ; trình bày được sự lớn lên của cây con. | - Thời lượng: Linh hoạt trong 2 tiết; Thời điểm dạy: Tích hợp vào bài hiện có trong SGK. - Gợi ý tổ chức dạy học: Lựa chọn nội dung phù hợp với điều kiện thực tế tổ chức dạy học, hướng đến: Tìm tòi, khám phá, thực hành và đưa ra nhận xét về cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. |
| Chủ đề: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ghi chú: Tùy điều kiện thực hiện, GV tích hợp nội dung bài 68 vào các bài từ 65-67; tăng thời lượng lên 2 tiết/bài, hướng dẫn HS thực hiện hoạt động tìm hiểu thực tế tác động tới môi trường ở địa phương. |
11. | Tác động của con người đến môi trường rừng, đất, nước, không khí | - Thu thập được một số thông tin, minh chứng cho thấy con người có những tác động tiêu cực đến môi trường rừng. - Nêu được nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng. - Xây dựng được nội dung và sử dụng cách trình bày phù hợp như dùng hình ảnh, sơ đồ,... để vận động mọi người thực hiện những việc làm hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ rừng và cây xanh ở xung quanh | - Thời lượng: Linh hoạt; Thời điểm dạy: Tích hợp vào bài hiện có trong SGK. - Gợi ý tổ chức dạy học: Lựa chọn nội dung, tình huống phù hợp với điều kiện thực tế tổ chức dạy học, hướng đến: Tìm tòi, thu thập thông tin và đưa ra khuyến cáo về những nguyên nhân và tác hại của rừng bị tàn phá; đề xuất, thực hiện những việc làm giúp bảo vệ rừng, cây xanh ở xung quanh và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. |
12. | - Thu thập thông tin, bằng chứng cho thấy con người có những tác động tiêu cực đến môi trường đất trồng ngày càng bị thu hẹp, bị ô nhiễm và suy thoái. - Nêu được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm, xói mòn và suy thoái đất dựa trên kết quả thu thập được. - Đề xuất và thực hiện được việc làm cụ thể giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện. | - Thời lượng: Linh hoạt trong 2 tiết; Thời điểm dạy: Tích hợp vào bài hiện có trong SGK. - Gợi ý tổ chức dạy học: Lựa chọn nội dung, tình huống phù hợp với điều kiện thực tế tổ chức dạy học, hướng đến: Tìm tòi, thu thập thông tin và đưa ra khuyến cáo về những nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm, xói mòn và suy thoái đất; đề xuất, thực hiện những việc làm cụ thể giúp bảo vệ môi trường đất và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. |
13. | - Thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy con người có những tác động tiêu cực đến môi trường không khí và nước. - Nêu những nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí và nước bị ô nhiễm. - Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước. - Đề xuất và thực hiện được việc làm giúp bảo vệ môi trường đất và vận động những người xung quanh cùng thực hiện. | - Thời lượng: Linh hoạt trong 2 tiết; Thời điểm dạy: Tích hợp vào bài hiện có trong SGK. - Gợi ý tổ chức dạy học: Lựa chọn nội dung, tình huống phù hợp với điều kiện thực tế tổ chức dạy học, hướng đến: Tìm tòi, thu thập thông tin và đưa ra khuyến cáo về những nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm nước, không khí; đề xuất, thực hiện những việc làm cụ thể giúp bảo vệ môi trường nước, không khí và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. |