Kế hoạch bài dạy Tự nhiên và xã hội lớp 2 (Sách mới)

Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2 (Sách mới)

Kế hoạch bài dạy Tự nhiên xã hội lớp 2 KNTT, CTST, Cánh diều (Cả năm)

Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2 mang tới Kế hoạch bài dạy sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều trọn bộ cả năm, giúp thầy cô soạn giáo án môn TNXH lớp 2 theo chương trình mới.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 2 của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Giáo án Toán, Tiếng Việt 2 trọn bộ. Chi tiết mời thầy cô tải miễn phí giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2 sách mới trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

  • Kể được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.
  • Vẽ, viết hoặc dán ảnh được các thành viên trong gia đình có hai, ba thế hệ vào sơ đồ.

* Phát triển năng lực và phẩm chất:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập ( sơ đồ gia đình có hai, ba thế hệ).
  • HS: SGK; tranh ( ảnh) về gia đình mình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GVHoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Mở cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Ba ngọn nến lung linh.

- Cho HS chia sẻ với bạn theo cặp về gia đình mình.

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành viên trong gia đình bạn Hoa

- YC HS quan sát hình trong sgk/tr.6, thảo luận nhóm 2 để trả lời các câu hỏi:

? Tranh chụp ảnh gia đình Hoa đang đi đâu?

? Gia đình Hoa có những ai?

? Vậy gia đình Hoa có mấy người?

? Trong gia đình Hoa, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?

? Hãy nêu các thành viên trong gia đình Hoa từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV chốt: Gia đình Hoa có ông bà, bố mẹ, Hoa và em trai cùng chung sống.

Gia d

Hoạt động 2: Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 2.

- 2HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV gọi 1 HS đọc câu dẫn mục 2 phần Khám phá: Gia đình Hoa có nhiều thế hệ cùng chung sống. Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.

-GV giải nghĩa cụm từ “ thế hệ” là những người cùng một lứa tuổi.

- YC HS quan sát Sơ đồ các thế hệ trong gia đình bạn Hoa, thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau:

? Những ai trong sơ đồ ngang hàng nhau?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

-Gv nhận xét, tuyên dương.

- GV chỉ sơ đồ và nêu: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.

?Vậy gia đình bạn Hoa có những thế hệ nào?

? Vậy gia đình bạn Hoa gồm có mấy tế hệ chung sống?

*GV nêu: Gia đình Hoa gồm có 3 thế hệ cùng chung sống gồm thế hệ ông bà; thế hệ bố mẹ; thế hệ con (Hoa và em của Hoa)

?Những gia đình hai thế hệ thường có những ai?

-GV gọi HS đọc lời chốt của Mặt trời.

-HS đọc.

-HS nghe.

-HS quan sát, thảo luận theo yêu cầu của GV.

- HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.

-Hs nghe

-HS trả lời: Thế hệ ông bà, thế hệ bố mẹ, thế hệ con.

-HS trả lời:

-HS nghe.

-HS trả lời.

-2HS đọc.

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế

-GV yêu cầu HS giới thiệu về gia đình mình. ( qua tranh, ảnh mang đi) theo nhóm 4 với nội dung sau:

+ Gia đình em có mấy người? Đó là những ai?

+ Người lớn tuổi nhất trong gia đình là ai? Người ít tuổi nhất là ai?

+ Gia đình em là gia đình có mấy thế hệ?

+ Ngày nghỉ, gia đình em thường làm những gì?

- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

*GV hỏi: Gia đình bạn nào có bốn thế

- HS giới thiệu về gia đình trong nhóm 4 theo yêu cầu.

-2HS đại diện nhóm lên trình bày.

-HS trả lời.

hệ? (hoặc Em biết gia đình nào có bốn thế hệ)

-GV đưa hình ảnh gia đình có 4 thế hệ để yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Cách xưng hô giữa các thế hệ trong gia đình như thế nào?

+Nếu em là thế hệ thứ tư thì em sẽ gọi thế hệ thứ nhất là gì?

-GV nhận xét, tuyên dương.

2.3. Thực hành:

-GV đưa ra các sơ đồ các thế hệ trong gia đình ( có 2; 3;4 thế hệ) để HS lựa chọn sơ đồ phù hợp với gia đình mình.

-Yêu cầu HS vẽ, dán ảnh hoặc viết tên từng thành viên trong gia đình lên sơ đồ.

-GV tổ chức cho HS giới thiệu sơ đồ gia đình mình.

+ Giới thiệu về tên mình.

+ Gia đình mình có mấy thế hệ?

+ Giới thiệu về từng thế hệ.

-HS quan sát và trả lời theo ý hiểu.

-HS quan sát và lựa chọn sơ đồ.

-HS làm việc cá nhân.

-HS lên chia sẻ.

3. Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Qua bài học con hiểu thế nào là gia đình có 2( hoặc 3 thế hệ).

- GV nhận xét tiết học.

Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội 2 sách Chân trời sáng tạo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

Các thế hệ trong gia đình

(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

  • Sau bài học, HS:
  • Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ và (hoặc) bốn thế hệ.
  • Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
  • Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
  • Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

2. Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; Nhận thức cách ứng xử của mọi người xung quanh, nêu và thực hiện cách ứng xử phù hợp
  • Nhân ái: Yêu thương những người thân trong gia đình

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

  • GV: bài hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình.
  • HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TLHoạt động của GVHoạt động của HS

5’

27’

3’

1. Hoạt động khởi động và khám phá

- GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.

- HS trả lời câu hỏi:

+ Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm những ai?

+ Tình cảm của bạn nhỏ đối với các thành viên trong gia đình như thế nào?

+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất?

- GV mời 2 - 3 HS trả lời.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Các thế hệ trong một gia đình”.

- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình hai thế hệ

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 8 và trả lời các câu hỏi:

+ Mọi người trong gia đình bạn An đang làm gì?

+ Em hãy giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn An theo thứ tự từ người nhiều tuổi đến người ít tuổi.

- GV đặt câu hỏi: Quan sát hình đố các em biết: Gia đình An có mấy thế hệ? Mỗi thế hệ có những ai?

- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.

* Kết luận: Gia đình hai thế hệ là gia đình gồm bố mẹ và các con. Trong đó: thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là các con trong gia đình.

Hoạt động 2: Các thành viên trong gia đình ba thế hệ

- GV treo sơ đồ hình 2 trong SGK trang 9 (phóng to) hoặc trình chiếu sơ đồ và yêu cầu của hoạt động lên bảng.

- HS thảo luận nhóm theo các yêu cầu:

+ Quan sát sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hoà?

+ Gia đình bạn Hoà có mấy thế hệ cùng chung sống?

+ Mỗi thế hệ gồm những ai?

- GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày theo sơ đồ trên bảng.

* Kết luận: Gia đình bạn Hoà có 3 thế hệ cùng chung sống. Gia đình 3 thế hệ gồm ông bà, bố mẹ, các con. Thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là chị em Hoà.

Hoạt động 3: Thực hành liên hệ gia đình của bản thân

- HS làm việc cặp đôi, hỏi - đáp nhau theo các câu hỏi: Gia đình bạn có mấy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?

- GV mời các cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp. So sánh các thế hệ trong gia đình mình và bạn.

* Kết luận: Mỗi gia đình thường có các thế hệ ở những độ tuổi khác nhau, cùng chung sống. Có gia đình hai thế hệ, có gia đình ba thế hệ hoặc bốn thế hệ.

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học

GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:

+ Tranh vẽ hoặc ảnh chụp của từng thành viên cùng chung sống trong gia đình mình.

+ Bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán.

- Cả lớp hát bài hát

- 2-3 HS trả lời.

- HS nghe.

- Vài HS nhắc lại tựa bài.

-HS quan sát hình trả lời

-HS tham gia nhận xét

-HS lắng nghe

- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.

- 2-3 cặp HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét.

- HS nghe.

- Vài HS đọc yêu cầu.

-Vài cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp

-HS lắng nghe

- HS chú ý lắng nghe.

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội 2 sách Cánh diều

CHỦ ĐỀ 1: GIA ĐÌNH
BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

  • Nêu được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ (hai thế hệ, ba thế hệ,…)
  • Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực riêng:

  • Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
  • Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ.

3. Phẩm chất

  • Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân đối với các thế hệ trong gia đình.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

  • Giáo án.
  • Các hình trong SGK.
  • Tranh vẽ, ảnh gia đình HS (hai, ba hoặc bốn thế hệ).
  • Bảng phụ/giấy A2.
  • Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 2.

b. Đối với học sinh

  • SGK.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNHOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Hãy kể tên các thành viên trong gia đình bạn theo thứ tự từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi nhất.

- GV mời đại diện 3-4 HS trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt vấn đề: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ. Mọi người luôn yêu thương, chăm sóc và chia sẻ công việc nhà với nhau. Vậy các em có biết những tình huống thường gặp giữa các thế hệ trong gia đình với nhau như thế nào không? Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình mình? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài ngày hôm nay

- Bài 1: Các thế hệ trong gia đình.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các thế hệ trong gia đình bạn Hà và bạn An

a. Mục tiêu:

- Nêu được các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn Hà và bạn An.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.

b. Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2 SGK trang 6,7 và trả lời lời câu hỏi:

+ Gia đình bạn Hà và bạn An có mấy thế hệ?

+ Kể các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn Hà và gia đình bạn An.

Gia đình bạn Hà

Gia đình bạn Hà

Gia đình bạn An

Gia đình bạn An

- GV hướng dẫn HS: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động 2: Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình em

a. Mục tiêu:

- Giới thiệu được về các thế hệ trong gia đình em.

- Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cá nhân, theo cặp

- GV yêu cầu:

+ Từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các thế hệ trong gia đình mình: Gia đình có có mấy thế hệ? Từng thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình mình.

+ Từng HS vẽ, viết hoặc cắt dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình vào giấy A4 hoặc vào vở và chia sẻ với bạn bên cạnh.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số HS: Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình mình, kết hợp với trình bày sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình.

- GV yêu cầu các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn.

- GV hoàn thiện phần trình bày của HS.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết gia đình có bốn thế hệ gồm những ai và xưng hô với nhau như thế nào?

Gia đình có bốn thế hệ

- HS trả lời theo gợi ý: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS quan sát tranh.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS trả lời:

+ Gia đình Hà có 2 thế hệ (thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là anh em Hà)

+ Gia đình An có 3 thế hệ (thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là anh em An).

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

- Các HS khác đặt câu hỏi, nhận xét.

- HS trả lời: Gia đình có bốn thế hệ gồm có các cụ, ông bà, bố mẹ và con cùng chung sống trong một nhà.

+ Thế hệ thứ tư (cháu) gọi thế hệ thứ nhất bằng cụ.

TIẾT 2

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới trực tiếp vào bài Các thế hệ trong gia đình (tiết 2).

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Tìm hiểu sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.

a. Mục tiêu:

- Nêu được sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.

- Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về sự chia sẻ, quan tâm chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ.

b. Cách thức tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm 4

- GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 8 và trả lời câu hỏi:

+ Nói về sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An.

+ Kể tên một số việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình em.

Gia đình

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời.

- GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời.

- GV mời đại diện một số HS chia sẻ các việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình mình (GV khuyến khích HS có ảnh minh họa).

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao mọi người trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau?

II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương đối với các thành viên trong gia đình

a. Mục tiêu: Thể hiện được sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm 6

- GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 9 và trả lời câu hỏi:

+ Bạn Hà và bạn An đang làm gì để thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương với những thành viên thuộc các thế hệ trong gia đình?(1)

Bạn Hà và bạn An

+ Hãy nói sự chia sẻ quan tâm, chăm sóc, yêu thương với các thành viên trong gia đình em? (2)

- GV yêu cầu mỗi nhóm chọn một việc làm, một hoạt động mà các thành viên trong nhóm đã nói để đóng vai thể hiện trước lớp (3).

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.

+ Một nhóm trả lời câu (1), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Một nhóm trả lời câu (2), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Hai nhóm trả lời câu (3), các nhóm khác bình luận, hoàn thiện phần đòng vai thể hiện của nhóm bạn.

- GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời và phần trình bày của các nhóm.

- GV hỏi thêm HS: Em thích làm việc nào nhất?

- GV chốt lại bài học: Bắt nhịp cho cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau, 3 ngọn nến lung linh để HS thấy được sự quan trọng của gia đình, HS cần biết quý trọng tất cả các thế hệ trong gia đình.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Hình 1: Bố và anh Hà chơi cờ.

+ Hình 2: Mẹ Hà đưa Hà đi khám bệnh.

+ Hình 3: Gia đình An tặng quà bà nhân dịp mừng thọ.

+ Hình 4: Gia đình An vui vẻ, quây quần bên mâm cơm.

- HS trả lời: Các việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình mình:

+ Ông bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, cháu nhổ tóc trắng, tóc sâu cho bà; đọc báo cho ông nghe.

+ Bố mẹ đưa các con đi chơi công viên ngày cuối tuần; các con giúp bố mẹ nhặt rau, quét nhà,,..

- HS trả lời: Mọi người trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau vì để mọi người đều vui vẻ, khỏe mạnh, tạo ra không khí gia đình ấm áp, hạnh phúc,...

- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.

- HS phân vai, đóng vai.

- HS trả lời:

(1):

+ Tranh 1 : bóp vai cho bà

+ Tranh 2 : giúp bố thu hoạch rau

+ Tranh 3 : xếp quần áo gọn gàng

+ Tranh 4 : Làm thiệp tặng mẹ…

(2): Sự chia sẻ quan tâm, chăm sóc, yêu thương với các thành viên trong gia đình em:

+ Ông chơi gập máy bay cùng các cháu.

+ Bố bổ hoa quả cho cả nhà cùng ăn

+ Mẹ bóp vai cho bà,...

- HS đồng thanh hát bài Cả nhà thương nhau, 3 ngọn nến lung linh.

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án TNXH 2 Cả năm!

Liên kết tải về

zip Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2 (Sách mới)
doc Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 2 (Sách mới) 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK