Giáo án Tiếng Việt 3 Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong năm học 2023 - 2024. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt Cánh diều của mình.
Giáo án Tiếng Việt 3 Cánh diều cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán, Đạo đức để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 3. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Tiếng Việt 3 Cánh diều:
Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều
TUẦN 1
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON
Bài 01: CHÀO NĂM HỌC MỚI (T1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (là, nắng mới, lá cờ, năm xưa,...)
- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (hớn hở, tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ, gióng giả,...)
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ miêu tả niềm vui của học sinh trong ngày khai trường)
- Phát triển năng lực văn học:
- Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
- Biết chia sẻ với cảm giác vui mừng, phấn khởi của các bạn nhỏ trong ngày khai trường.
- Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu trường, lớp qua bài thơ.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài thơ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước. - Cách tiến hành: | |
- GV giới thiệu chủ điểm và cùng chia sẻ với HS về chuẩn bị của các em với năm học mới. + Em chuẩn bị tranh phục, sách vở thể nào để đi khai giảng? + Lễ khai giảng có những hoạt động chính nào? + Em thích nhất hoạt động nào trong lễ khai giảng? Vì sao? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS quan sát tranh, lắng nghe ý nghĩa chủ điểm MĂNG NON + HS trả lời theo suy nghĩ của mình. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: - Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (là, nắng mới, lá cờ, năm xưa,...) - Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (hớn hở, tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ, gióng giả,...) - Phát triển năng lực văn học: + Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. + Biết chia sẻ với cảm giác vui mừng, phấn khởi của các bạn nhỏ trong ngày khai trường. - Cách tiến hành: | |
* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng. - GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia khổ: (5 khổ) + Khổ 1: Từ đầu đến đi hội. + Khổ 2: Tiếp theo cho đến trên lưng. + Khổ 3: Tiếp theo cho đến như reo. + Khổ 4: Tiếp theo cho đến lớp 4. + Khổ 5: Còn lại - GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. - Luyện đọc từ khó: nắng mới, lá cờ, năm xưa, vào lớp, hớn hở, ôm vai, bá cổ,… - Luyện đọc câu: Sáng mùa thu trong xanh/ Em mặc quần áo mới/ Đi đón ngày khai trường/ Vui như là đi hội.// - Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. * Hoạt động 2: Đọc hiểu. - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. + Câu 1: Bạn học sinh trong bài thơ đi khai giảng như thế nào? + Câu 2: Tìm những hình ảnh ở các khổ thơ 2 và 3 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh khi gặp lại bạn bè, thầy cô? + Câu 3: Khổ thơ 4 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh về điều gì? + Câu 4: Những âm thanh và hình ảnh nào báo hiệu năm học mới bắt đầu? - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV Chốt: Bài thơ thể hiện niềm vui của các bạn học sinh trong ngày khai trường. | - Hs lắng nghe. - HS lắng nghe cách đọc. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát - HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - HS đọc từ khó. - 2-3 HS đọc câu. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS trả lời lần lượt các câu hỏi: + Bạn HS dậy sớm, mặc quàn áo mới với niềm vui như là đi hội. + Gặp bạn cười hớn hở; tay bắt mặt mừng; ôm vai bá cổ; nhìn thầy cô ai cũng như trẻ lại; lá cờ bay như reo. + Các bạn vui vì thấy mình lớn lên thêm, không còn bé như lớp 1, 2 nữa. + Tiếng trống khai trường gióng giả, hình ảnh các bạn HS vai mang khăn quàng đỏ thắm vào lớp báo hiệu một năm học mới bắt đầu. - 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình. |
3. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: + Nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong bài thơ. + Biết vận dụng để đặt câu chỉ hoạt động. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp
- GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2 - GV mời đại diện nhóm trình bày. - GV mời các nhóm nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương. 2. Đặt 1-2 câu nói về hoạt động của em trong ngày khai giảng. - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp - GV mời HS trình bày. - GV mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương, gợi ý một số câu: + Em xếp hàng và làm lễ khai giảng cùng các bạn. + Em hát to bài hát quốc ca trong lúc chào cờ. + Sau khi kết thúc lễ khai giảng, chúng em cùng nhau trò chuyện hỏi thăm về thời gian nghỉ hè. | - 1-2 HS đọc yêu cầu bài. - HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày: + Từ ngữ chỉ sự vật: quần áo, cặp sách, lá cờ + Từ ngữ chỉ hoạt động: reo, cười, đo, bay. + Từ ngữ chỉ đặc điểm: mới, trong xanh, trẻ, lớn, đỏ, tươi. - Đại diện các nhóm nhận xét. - 1-2 HS đọc yêu cầu bài. - HS làm việc chung cả lớp: suy nghĩ đặt câu về hoạt động của em trong ngày khai giảng. - Một số HS trình bày theo kết quả của mình |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát video cảnh một số lễ khai giảng năm học mới ở các nơi khác để các em hiểu biết thêm sự phong phú của lễ khai giảng.. + GV nêu câu hỏi trong lễ khai giảng ở video có gì khác với lễ khai giảng của trường mình? + Em thích nhất hoạt động nào? - Nhắc nhở các em cần nghiêm túc trong các hoạt động tập thể. Biết giữ trật tự, lắng nghe, không ồn ào gây rối,... - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà. | - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát video. + Trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
-------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON
Bài 01: ÔN CHỮ VIẾT HOA: A, Ă, Â (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn luyện cách viết chữ hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết tên riêng: Âu Lạc.
- Viết câu ứng dụng Ai ơi, chẳng chóng thì chầy/ có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Phát triển năng lực văn học: Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ: Nếu kiên trì thì nhất định sẽ thành công.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết các chữ hoa.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. + Câu 1: Chỉ ra các từ chỉ sự vật trong câu sau: Em mặc chiếc áo mới, tung tăng reo hò + Câu 2: Chỉ ra các từ chỉ hoạt động trong câu sau: Ngày khai trường thật vui, các bạn reo hò, chạy nhảy khắp nơi + Câu 3: Chỉ ra các từ chỉ đặc điểm trong câu sau: Chiếc khăn quàng đỏ thắm. + GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi. + Câu 1: Các từ chỉ sự vật trong câu: chiếc áo + Câu 2: Các từ chỉ hoạt động trong câu: reo hò, chạy nhảy + Câu 3: Các từ chỉ đặc điểm trong câu: đỏ thắm. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Ôn luyện cách viết chữ hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hoạt động 1: Luyện viết trên bảng con. a) Luyện viết chữ hoa. - GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa A, Ă, Â. - GV mời HS nhận xét sự khác nhau, giống nhau giữa các chữ A, Ă, Â. - GV viết mẫu lên bảng. - GV cho HS viết bảng con. - Nhận xét, sửa sai. b) Luyện viết câu ứng dụng. * Viết tên riêng: Âu Lạc - GV giới thiệu: Âu Lạc là tên của nước ta thời vua An Dương Vương. Đây là thời kì nối tiếp các triều đại vua hùng, gắn liền với câu chuyện xây thành Cổ Loa (còn gọi là thành Ốc) mà các em sẽ được học ở HKII. - GV mời HS luyện viết tên riêng vào bảng con. - GV nhận xét, sửa sai. * Viết câu ứng dụng: Ai ơi, chẳng chóng thì chầy/ có công mài sắt, có ngày nên kim. - GV mời HS nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trên. - GV nhận xét bổ sung: Câu tục ngữ rằng dạy chúng ta nếu kiên trì thì nhất định sẽ thành công. - GV mời HS luyện câu ứng dụng vào bảng con. - GV nhận xét, sửa sai | - HS quan sát lần 1 qua video. - HS quan sát, nhận xét so sánh. - HS quan sát lần 2. - HS viết vào bảng con chữ hoa A, Ă, Â. - HS lắng nghe. - HS viết tên riêng trên bảng con: Âu Lạc. - HS trả lời theo hiểu biết - HS viết câu ứng dụng vào bảng con: Ai ơi, chẳng chóng thì chầy Có công mài sắt, có ngày nên kim - HS lắng nghe. |
3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Ôn luyện cách viết chữ hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ trong vở luyện viết 3. + Viết tên riêng: Âu Lạc và câu ứng dụng Ai ơi, chẳng chóng thì chầy/ có công mài sắt, có ngày nên kim. Trong vở luyện viết 3. - Cách tiến hành: | |
- GV mời HS mở vở luyện viết 3 để viết các nội dung: + Luyện viết chữ A, Ă, Â. + Luyện viết tên riêng: Âu Lạc + Luyện viết câu ứng dụng: Ai ơi, chẳng chóng thì chầy Có công mài sắt, có ngày nên kim - GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ. - Chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.
| - HS mở vở luyện viết 3 để thực hành. - HS luyện viết theo hướng dẫn của GV - Nộp bài - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
4. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh. + Cho HS quan sát một số bài viết đẹp từ những học sinh khác. + GV nêu câu hỏi trao đổi để nhận xét bài viết và học tập cách viết. - Nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà. | - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS quan sát các bài viết mẫu. + HS trao đổi, nhận xét cùng GV. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
TIẾNG VIỆT
KỂ CHUYỆN: EM CHUẨN BỊ ĐI KHAI GIẢNG (T4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Dựa vào sơ đồ gợi ý, thực hiện 5 bước của bài nói. Xác định đúng của đề tài, tìm được ý chính, sắp xếp các ý. Sau đó thực hiện nói theo dàn ý đã sắp xếp, có thể tự điều chỉnh theo góp ý của bạn để hoàn thiện theo câu chuyện của mình;
- Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi kể chuyện.
- Lắng nghe bạn nói, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
- Biết trao đổi cùng bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.
- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong bài học kể chuyện.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Powerpoint.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động. - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước. - Cách tiến hành: | |
- GV mở Video kể chuyện của một HS trên khác trong lớp, trường hoặc Youtube . - GV cùng trao đổi với HS về cách kể chuyện, nội dung câu chuyện để tạo niềm tin, mạnh dạn cho HS trong giờ kể chuyện - GV nhận xét, tuyên dương - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS quan sát video. - HS cùng trao đổi với Gv về nội dung, cách kể chuyện có trong vi deo, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ câu chuyện để rút ra kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị kể chuyện. |
2. Khám phá. - Mục tiêu: + Dựa vào sơ đồ gợi ý, thực hiện 5 bước của bài nói. Xác định đúng của đề tài, tìm được ý chính, sắp xếp các ý. Sau đó thực hiện nói theo dàn ý đã sắp xếp, có thể tự điều chỉnh theo góp ý của bạn để hoàn thiện theo câu chuyện của mình; + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
2.1. Hướng dẫn kể chuyện. - GV giới thiệu cho HS biết về 5 bước cần làm cho một bài nói hay. Em cần chú ý thực hiện. Kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng 2.2. Học sinh xây dựng câu chuyện của mình theo sơ đồ. - GV hướng dẫn học sinh ghi ra giấy nháp các nội dung theo 5 bước trên. - GV mời một số HS giới thiệu về bản thân, nói về công việc của em đã chuẩn bị đi khai giảng theo dàn ý. - Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương. |
- HS quan sát 5 bước chuẩn bị và lắng nghe GV hướng dẫn. - Học sinh ghi ra giấy nháp các nội dung theo 5 bước trên. - Một số HS giới thiệu về bản thân, nói về công việc của em đã chuẩn bị đi khai giảng theo dàn ý. |
3. Luyện tập. - Mục tiêu: + Biết kể đầy đủ một câu chuyện về việc chuẩn bị đi khai giảng. Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi kể chuyện. + Lắng nghe bạn nói, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. + Biết trao đổi cùng bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình. - Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện. - Cách tiến hành: | |
3.1 Kể chuyện trong nhóm. - GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm 2. - Mời đại diện các nhóm kể trước lớp. - Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương. 3.2. Thi kể chuyện trước lớp. - GV tổ chức thi kể chuyện. - Mời HS khác nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương. | - HS kể chuyện theo nhóm 2. - Các nhóm kể trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét. - HS thi kể chuyện. - HS khác nhận xét. - GV nhận xét tuyên dương. |
3. Vận dụng. - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. + Phát triển năng lực ngôn ngữ. - Cách tiến hành: | |
- GV cho Hs xem một câu chuyện kể của học sinh nơi khác để chia sẻ với học sinh. - GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu chuyện - GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. | - HS quan sát video. - HS cùng trao đổi về câu chuyện được xem. - HS lắng nghe, về nhà thực hiện. |
IV. Điều chỉnh sau bài dạy: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... |
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Tiếng Việt 3 sách Cánh diều (Cả năm)