Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà có vai trò vô cùng quan trọng là một trong những yếu tố quyết định đến nội dung và giá trị tư tưởng của tác phẩm phẩm văn học.
Hoàn cảnh ra đời Người lái đò sông Đà chính là thời điểm, bối cảnh sáng tác không chỉ xác định thời gian sáng tác mà qua đó ta có thể xác định được giá trị nội dung, đối tượng mà tác phẩm phản ánh muốn gửi gắm qua tác phẩm ấy. Qua hoàn cảnh Người lái đò sông Đà các bạn học sinh nắm vững kiến thức để biết cách viết bài văn hay. Bên cạnh đó các em xem thêm: phân tích bài thơ Đất nước, phân tích 9 câu đầu Đất nước.
Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà đầy đủ nhất
Hoàn cảnh ra đời Người lái đò sông Đà - Mẫu 1
Tác phẩm "Người lái đò sông Đà" được viết trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam. Đây là kết quả của những chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân tới Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi năm 1958. Trải qua những trải nghiệm này, ông đã thấy sự sáng tạo của mình được thôi thúc bởi cuộc sống ở vùng cao.
Tác phẩm này miêu tả sự hung bạo và đẹp đẽ của sông Đà. Sông Đà không chỉ là một con sông mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp tự nhiên, sự hùng vĩ và thơ mộng của Việt Nam. Nguyễn Tuân lồng ghép các cảnh sắc thiên nhiên và con người một cách tinh tế để tạo nên một tác phẩm ấn tượng.
Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà - Mẫu 2
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.
- Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm Người lái đò Sông Đà và là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).
Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà - Mẫu 3
Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.
Ngoài phong cảnh Tây Bắc uy nghiêm, hùng vĩ và tuyệt vời thơ mộng, Nguyễn Tuân còn phát hiện những điểm quý báu trong tâm hồn con người mà ông gọi là “thứ vàng mười đã được thử lửa, là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc.”
Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vĩ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thơi, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới: chất vàng mười của đất nước trong xây dựng CNXH qua hình ảnh người lái đò sông Đà. Từ đó nhà văn ca ngợi sông Đà, núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đồng bào Tây Bắc cần cù, dũng cảm, rất tài tử, tài hoa.
Hoàn cảnh ra đời Người lái đò sông Đà - Mẫu 4
- Tùy bút Người lái đò sông Đà: In trong tập "Sông Đà" (năm 1960)
- Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945. Nếu như trước Cách mạng, ông đi tìm kiếm những giá trị "vang bóng một thời", những giá trị tốt đẹp của một thời xưa cũ đã qua bằng một cái Tôi "ngông nghênh"; vậy thì sau Cách mạng, cái Tôi Nguyễn Tuân đã mở lòng hơn, hòa nhập cùng với nhân dân đại chúng.
- Hoàn cảnh lịch sử: Giai đoạn 1958 - 1960, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, miền Nam anh hùng chiến đấu chống Mĩ ngụy, miền Bắc đi lên tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước tiến hành chủ trương vận động nhân dân miền xuôi lên vùng Tây Bắc để xây dựng vùng kinh tế mới.
- Hoàn cảnh ra đời Người lái đò sông Đà: Theo chủ trương đường lối vận động của Nhà nước, giới văn nghệ sĩ cũng hồ hởi ngược lên Tây Bắc để khám phá cuộc sống mới cũng như tìm kiếm cho mình mạch nguồn cảm hứng sáng tác. Vốn là người phóng túng, ưa sự dịch chuyển, Nguyễn Tuân đã lên đường đến nhiều vùng đất, cùng chung sống ăn ở với bộ đội và bà con dân tộc để khám phá cảnh sắc thiên nhiên cũng như tìm kiếm "thứ vàng mười" trong cảnh và người nơi đây. Tùy bút Người lái đò sông Đà chính là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của người nghệ sĩ tài hoa này.
- Nội dung chính: Những khám phá hết sức độc đáo và tinh tế của Nguyễn Tuân về vẻ đẹp, hình thái khác nhau của thiên nhiên Tây Bắc, cụ thể là dòng Đà giang. Bên cạnh đó, ông cũng phát hiện và ca ngợi sự cần cù, chăm chỉ lao động, sự tài hoa, chất nghệ sĩ, "thứ vàng mười" ẩn chứa bên trong những con người lao động nơi đây.
Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà - Mẫu 5
Hoàn cảnh ra đời tác phẩm "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân là một phần của diễn biến lịch sử và văn hóa của Việt Nam vào thập kỷ 1950.
Chính trị và xã hội tại thập kỷ 1950: Trong giai đoạn này, Việt Nam đang chứng kiến sự chia ly và xung đột trong cuộc chiến tranh Đông Dương lớn hơn (hay còn gọi là Chiến tranh Đông Dương), khi cuộc chiến này đang lan rộng và kéo dài từ cuối thập kỷ 1940. Nước ta đã áp dụng chính sách vận động quân và dân để chiến đấu chống lại thực dân Pháp và sau đó là xâm lược của Mỹ.
Văn nghệ và văn hóa trong thời kỳ này: Trong bối cảnh chiến tranh và biến động chính trị, văn nghệ và văn hóa ở Việt Nam đang trải qua một giai đoạn đặc biệt quan trọng. Những tác phẩm văn học và nghệ thuật thường mang thông điệp về tình yêu quê hương, sự hy sinh của người dân và binh sĩ, và những nghị lực và tinh thần đoàn kết.
Nguyễn Tuân và cuộc hành trình lên Tây Bắc: Như đã đề cập, Nguyễn Tuân là một nhà văn nổi tiếng và tài hoa của Việt Nam. Cuộc hành trình lên Tây Bắc của ông là một phần của phong trào vận động và sáng tạo của giới văn nghệ sĩ trong giai đoạn đó. Ông tới vùng núi cao, sống cùng với bộ đội và bà con dân tộc, và trải qua những trải nghiệm thú vị, đầy màu sắc và đôi khi gian khổ.
Tác phẩm "Người lái đò sông Đà": Tác phẩm này là kết quả của chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân. Nó mang trong mình tinh thần của cuộc sống và tình yêu quê hương, và nói lên tinh thần kiên trì, hy sinh và lòng yêu nước của người dân Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh và biến động.
Tóm lại, tác phẩm "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân xuất phát từ một hoàn cảnh lịch sử và xã hội đặc biệt, nơi văn nghệ sĩ như ông đã đóng góp vào việc thể hiện và tôn vinh tinh thần của người dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh và trong cuộc sống hàng ngày.
Nội dung và nghệ thuật Người lái đò sông Đà
a. Nội dung
Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
b. Nghệ thuật
Tác phẩm giàu chất thông tin, thời sự. Tác giả đã huy động vốn tri thức chuyên môn của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau
- Lối so sánh liên tưởng độc đáo.
- Ngôn ngữ giàu có, tinh tế hiện đại, giàu cảm xúc, đậm chất tạo hình, rất sắc sảo
→ Tác phẩm thể hiện được một số đặc trưng cơ bản của phong cách Nguyễn Tuân: cảm hứng đặc biệt với những hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ, tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, sử dụng tùy bút pha bút kí rất phóng túng.