Mẫu bài dạy minh họa môn Khoa học tự nhiên THCS là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy của chủ đề chuyển động biến đổi.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm kế hoạch môn Toán, Hóa học, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Kế hoạch bài dạy minh họa môn Khoa học tự nhiên Mô đun 3
KẾ HOẠCH VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHO
CHỦ ĐỀ CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI
I. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CHO CHỦ ĐỀ
II. CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
2.1. Công cụ kiểm tra đánh giá chẩn đoán
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CHẨN ĐOÁN
- Tọa độ là gì? Để xác định được tọa độ của một vật, ta cần xác định những gì?
- Thời điểm là gì? Hãy phân biệt thời điểm và thời gian.
- Một người đi xe máy từ địa điểm A đến địa điểm B. Em hãy trình bày cách xác định vận tốc trung bình và vận tốc tức thời.
- Hàm số bậc nhất có dạng như thế nào? Đồ thị của hàm số bậc nhất có dạng là đường gì?
2.2. Công cụ đánh giá đánh giá quá trình
2.2.1. Công cụ đánh giá hoạt động 1
Hoạt động 1: Xác định công thức, ý nghĩa, đơn vị gia tốc của chuyển động từ thí nghiệm khảo sát vận tốc tức thời
YCCĐ | Mục tiêu | PP/KTDH | Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá |
– Thực hiện thí nghiệm và lập luận dựa vào sự biến đổi vận tốc trong chuyển động thẳng, rút ra được | - Thực hiện được thí nghiệm về sự biến đổi vận tốc trong chuyển động thẳng - Lập luận rút ra được công thức tính gia tốc; - Nêu được ý nghĩa của gia tốc - Nêu được ý nghĩa của đơn vị của gia tốc | - PPDH: PP thực hành thí nghiệm. - KTDH: Khăn trải bàn; Phòng tranh. | ĐGTX | - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đánh giá qua công cụ. | - Rubrics . |
Rubrics hoạt động 1
STT | Tiêu chí đánh giá | Mức độ biểu hiện của chỉ số hành vi | ||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | ||
1 | Vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm. | Vẽ được sơ đồ bố trí thí nghiệm sau khi được gợi ý. | Vẽ được sơ đồ bố trí thí nghiệm nhưng không giải thích được sơ đồ. | Vẽ được sơ đồ bố trí thí nghiệm và giải thích được sơ đồ. |
2 | Lắp ráp thí nghiệm. | Lắp ráp được chính xác sơ đồ thí nghiệm sau khi có sự giúp đỡ của giáo viên. | Lắp ráp được chính xác sơ đồ thí nghiệm nhưng chưa biết thay đổi, điều chỉnh các thông số. | Lắp ráp được chính xác sơ đồ thí nghiệm, biết thay đổi, điều chỉnh các thông số. |
3 | Tiến hành đo đạc lấy số liệu. | Tiến hành được các thao tác thí nghiệm, nhưng chưa lấy đủ số liệu, số liệu ngoài mong đợi. | Tiến hành được các thao tác thí nghiệm, lấy được đầy đủ số liệu, tuy nhiên sắp xếp chưa đúng vị trí theo từng thời điểm. | Tiến hành được các thao tác thí nghiệm, lấy được đầy đủ số liệu nhanh, chính xác, sắp xếp đúng vị trí. |
4 | Xử lí số liệu. | Nêu ý tưởng nhưng chưa tính được tốc độ biến thiên vận tốc trong các khoảng thời gian. | Nêu cách tính nhưng tính sai tốc độ biến thiên vận tốc trong các khoảng thời gian. | Nêu cách tính nhưng tính sai tốc độ biến thiên vận tốc trong các khoảng thời gian. |
5 | Đưa ra được công thức gia tốc. | Nêu ý tưởng nhưng chưa rút ra được công thức gia tốc. | Rút ra được công thức gia tốc nhưng chưa giải thích được. | Rút ra được công thức gia tốc và giải thích được. |
6 | Nêu được ý nghĩa gia tốc. | Nêu sai ý nghĩa gia tốc. | Nêu đúng nhưng chưa ngắn gọn, súc tích về ý nghĩa gia tốc. | Nêu đúng và ngắn gọn ý nghĩa gia tốc. |
7 | Tìm được đơn vị gia tốc. | Nêu được cách tìm nhưng chưa tìm đơn vị gia tốc. | Nêu được cách tìm nhưng tìm sai đơn vị gia tốc. | Nêu được cách tìm và tìm đúng đơn vị gia tốc. |
2.2.2. Công cụ đánh giá hoạt động 2
Hoạt động 2. Vẽ đồ thị vận tốc - thời gian trong chuyển động thẳng.
YCCĐ | Mục tiêu | PP/KTDH | Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá |
- Thực hiện thí nghiệm (hoặc dựa trên số liệu cho trước), vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong | - Vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng dựa vào số liệu thu được từ bảng số liệu cho trước. | - PP dạy học giải quyết vấn đề | ĐGTX | - Phương pháp quan sát - Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập. | - Rubrics |
RUBRICS HOẠT ĐỘNG 2
STT | Tiêu chí đánh giá | Mức độ biểu hiện của chỉ số hành vi | ||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | ||
Nhiệm vụ 1: Vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng dựa vào số liệu thu được từ bảng số liệu cho trước. | ||||
1 | Vẽ được đồ thị vận tốc – thời gian trong chuyển động thẳng | Vẽ được đồ thị sự phụ thuộc của v – t nhưng gặp tối thiểu 2 trong 4 vấn đề sau: tỉ lệ các trục được chọn chưa cân đối, xác định chưa đúng điểm (v0, t0), đường bao không đi qua được nhiều số liệu, chưa chú ý kéo dài đồ thị về phía các trục và gốc tọa độ. | Vẽ được đồ thị sự phụ thuộc của v – t nhưng gặp 1 trong 4 vấn đề sau: tỉ lệ các trục được chọn chưa cân đối, xác định chưa đúng điểm (v0, t0),, đường bao không đi qua được nhiều số liệu, chưa chú ý kéo dài đồ thị về phía các trục . | Vẽ được đồ thị sự phụ thuộc của v – t dựa trên bảng số liệu đã đo được (các trục cân đối, xác định đúng các điểm, đường bao đi qua tất cả số liệu và có chú ý đến đường kéo dài) . |
2 | Đánh giá kết quả | Từ đồ thị rút ra được kết luận về mối quan hệ giữa v và t: v biến thiên theo t (chưa nhận xét được mối quan hệ). | Từ đồ thị rút ra được kết luận về mối quan hệ giữa v và t: V biến thiên theo t Chưa nhận xét về việc đồ thị v = f(t) có đường kéo dài cắt trục đứng tại v0. | Từ đồ thị rút ra được kết luận về mối quan hệ giữa v và t: V biến thiên theo t Nhận xét được về việc đồ thị v = f(t) có đường kéo dài cắt trục đứng tại v0. |
Nhiệm vụ 2: Thống nhất với các bạn trong nhóm xây dựng nội dung trình bày, thuyết trình về các hoạt động học tập và kết quả đạt được | ||||
3 | Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng bảng số liệu và đồ thị để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục. | Tham gia thảo luận tích cực và thống nhất được bản báo cáo của nhóm gồm: bảng số liệu, đồ thị và kết luận. | ||
Nhiệm vụ 3: Khảo sát mối quan hệ giữa v và t trong chuyển động thẳng. | ||||
4 | So sánh hiện tượng vật lí | Nhận xét được đồ thị V – t trong chuyển động thẳng: Không nhận xét được hình dạng của đồ thị. | Nhận xét được đồ thị V – t trong chuyển động thẳng: Có nhận xét được hình dạng của đồ thị nhưng có sai sót. | Nhận xét được đồ thị V – t trong chuyển động thẳng: Không nhận xét được đầy đủ hình dạng của đồ thị. |
5 | Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu. | Đưa ra được giả thuyết: Hình dạng của đồ thị thay đổi khi gia tốc thay đổi. Tuy nhiên có nhiều sai sót | Đưa ra được giả thuyết: Hình d ạng của đồ thị thay đổi khi gia tốc thay đổi . Không đưa ra được căn cứ hoàn chỉnh. | Đưa ra được giả thuyết: Hình dạng của đồ thị thay đổi khi gia tốc thay đổi. |
2.2.3. Công cụ đánh giá hoạt động 3,4
Hoạt động 3: Vận dụng đồ thị vận tốc – thời gian để tính được độ dịch chuyển và gia tốc trong chuyển động thẳng
YCCĐ | Mục tiêu | PP/KTDH | Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá |
- Vận dụng đồ thị vận tốc – thời gian để tính được độ dịch chuyển và gia tốc trong một số trường hợp đơn giản | - Tính được độ dịch chuyển trong một số trường hợp đơn giản từ đồ thị - Tính được gia tốc trong một số trường hợp đơn giản từ đồ thị.(dạng đồ thị là đoạn thẳng) | Phương pháp giải quyết vấn đề. Kĩ thuật phòng tranh | ĐGTX | - Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập. | - Rubrics |
Hoạt động 4: Rút ra được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.
YCCĐ | Mục tiêu | PP/KTDH | Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá |
- Rút ra được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều (không được dùng tích phân). | - Rút ra được các công thức quãng đường, vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều (không dùng tích phân). | - PP giải quyết vấn đề - KT khăn trải bàn | ĐGTX | - Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập. | - Rubrics |
Rubrics hoạt động 3+4
STT | Tiêu chí đánh giá | Mức độ biểu hiện của chỉ số hành vi | ||
Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | ||
Nhiệm vụ 1: Vận dụng đồ thị vận tốc – thời gian để tính được độ dịch chuyển | ||||
1 | Đọc được số liệu từ đồ thị vận tốc – thời gian | Rút ra được nhận xét sau khi có sự hỗ trợ của GV | Từ bảng số liệu trên trục vận tốc- thời gian đọc ra giá trị cụ thể | Từ bảng số liệu trên trục vận tốc tăng(giảm) theo thời gian đọc ra giá trị cụ thể |
2 | Sử dụng công thức tính ra độ dịch chuyển | Lập bảng số liệu tương ứng tọa độ- thời gian | Viết được công thức dịch chuyển | Thay số tính ra kết quả và rút ra kết luận. |
Nhiệm vụ 2: Tính được gia tốc trong một số trường hợp đơn giản từ đồ thị. (Dạng đồ thị là đoạn thẳng) | ||||
Sử dụng công thức tính ra gia tốc | Lập bảng số liệu tương ứng vận tốc- thời gian | Viết được công thức tính gia tốc | Thay số tính ra kết quả và rút ra kết luận về tính chất chuyển động. | |
Nhiệm vụ 3: Rút ra được các công thức vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều | ||||
1 | Dựa vào công thức tính gia tốc | Biết được công thức gia tốc nhưng chưa biết biến đổi | Thay t1=t0, t2 = t dưới sự hướng dẫn của giáo viên | Tìm ra được công thức tính vận tốc |
Nhiệm vụ 4: Rút ra được các công thức quãng đường theo thời gian của chuyển động thẳng biến đổi đều | ||||
Dựa vào công thức tính độ dịch chuyển, công thức tính vận tốc | Biết được công thức tính độ dịch chuyển và công thức vận tốc nhưng biết biến đổi | - Dưới sự hướng dẫn của giáo viên chọn t0 = 0, Dx = s nhưng cũng chưa biết biến đổi | Rút ra được công thức tính quãng đường theo thời gian |
RUBRICS 5: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ TRÌNH BÀY/BÁO CÁO CÁC NHÓM TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG
Tiêu chí/Mức độ | 3 | 2 | 1 | 0 |
Cấu trúc bài báo cáo/trình bày | - Các thành tố được thiết kế rõ ràng, có cấu trúc, có chiến lược. - Có đầy đủ các mô tả/hình ảnh minh họa/sơ đồ/minh chứng cho các nội dung. | - Các thành tố được trình bày theo trật tự phù hợp. - Có mô tả/ hình ảnh/ minh họa/ minh chứng cho một số nội dung. | - Chỉ có một số thành tố quan trọng được trình bày. - Thiếu nhiều các mô tả, hình ảnh, minh chứng cho các nội dung quan trọng. | - Thiếu các thành tố quan trọng/ các thành tố sắp xếp không phù hợp - Không có các mô tả, hình ảnh, minh chứng cho các nội dung đưa ra. |
Trình bày/báo cáo | - Trình bày cô đọng/ dễ hiểu/ có cấu trúc/ có logic/nêu được trọng tâm của các nội dung - Thể hiện đa dạng các hình thức trình bày bằng lời nói/ tranh ảnh/thí nghiệm/mô hình/video/âm thanh - Các thành viên hợp tác chặt chẽ/hiệu quả/đồng bộ trong trình bày báo cáo | - Trình bày dễ hiểu/có logic/ nêu được trọng tâm của báo cáo - Trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau/có các sử dụng hình ảnh hoặc âm thanh hoặc thí nghiệm hoặc mô hình minh họa - Các thành viên có hợp tác/hiệu quả/đồng bộ trong trình bày báo cáo | - Trình bày có thể hiểu được/logic không rõ ràng/có nêu trọng tâm của báo cáo - Thể hiện được ít hình thức trình bày/có ít minh chứng cho các nội dung trình bày - Các thành viên có hợp tác nhưng chưa đồng bộ trong trình bày báo cáo | - Trình bày khó hiểu/thiếu logic/không nêu được rõ trọng tâm của báo cáo - Không thể hiện được nhiều hình thức trình bày/thiếu các minh chứng quan trọng cho nội dung trình bày - Các thành viên không có hợp tác trong trình bày báo cáo |
Thảo luận/trả lời các câu hỏi | - Thảo luận/trả lời các câu hỏi đúng trọng tâm/rõ ràng/dễ hiểu/đầy đủ/ngắn gọn - Giao tiếp cởi mở/có gợi ý - hỏi lại/thỏa mãn mọi người | - Thảo luận/trả lời đúng trọng tâm/có khả năng hiểu được/còn dài dòng - Giao tiếp cởi mở/có phản hồi thường xuyên/đáp ứng mọi người | - Thảo luận/trả lời gần với trọng tâm/khó hiểu/dài dòng/còn lơ mơ về nội dung - Giao tiếp cứng nhắc/chưa làm hài lòng mọi người | - Thảo luận/trả lời lệch hẳn với trọng tâm/mọi người không hiểu/nội dung xa với báo cáo - Giao tiếp cứng nhắc/gây khó chịu cho mọi người/làm không khí căng thẳng |
Phiếu đánh giá chéo giữa các nhóm theo tiêu chí ở Rubric
(Đánh dấu tích vào mức độ được chọn. Các tiêu chí và các yêu cầu cần đạt cho từng mức độ của các tiêu chí xem trong Rubric đánh giá nhóm)
Nhóm đánh giá (nhóm số):………………………
Nhóm được đánh giá (nhóm số):……………………… Lớp:……………………
Tiêu chí đánh giá | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 0 |
Tiêu chí 1 | ||||
Tiêu chí 2 | ||||
Tiêu chí 3 |
(Khoanh tròn vào mức độ được chọn. Các tiêu chí và các yêu cầu cần đạt cho từng mức độ của các tiêu chí xem trong Rubric đánh giá nhóm)
Nhóm đánh giá (nhóm số):
Nhóm trình bày | Cấu trúc bàibáo cáo/trình bày | Trình bày/báo cáo | Thảo luận/trả lời các câu hỏi | Tổng điểm | |||||||||
3 | 2 | 1 | 0 | 3 | 2 | 1 | 0 | 3 | 2 | 1 | 0 | ||
3 | 2 | 1 | 0 | 3 | 2 | 1 | 0 | 3 | 2 | 1 | 0 | ||
3 | 2 | 1 | 0 | 3 | 2 | 1 | 0 | 3 | 2 | 1 | 0 |
Phiếu giáo viên đánh giá cho các nhóm theo tiêu chí ở Rubric
Nhóm số:……………………… Lớp:…………………………………………………
Tiêu chí đánh giá | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 |
Tiêu chí 1 | |||
Tiêu chí 2 | |||
Tiêu chí 3 |
2.2.3. Công cụ đánh giá hoạt động 5
Hoạt động 5: Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.
YCCĐ | Mục tiêu | PP/KTDH | Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá |
- Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều. … | - Vận dụng được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều để giải quyết các bài toán liên quan đến quãng đường, vận tốc và thời gian. | Hoạt động nhóm và giải quyết vấn đề | ĐGTX | - Phương pháp kiểm tra viết. | - Thẻ kiểm tra. |
>> Tải file để tham khảo trọn bộ bài dạy minh họa môn Khoa học tự nhiên THCS Mô đun 3