Giáo án Địa lí 9 năm 2023 - 2024

Giáo án Địa lý 9 theo Công văn 5512

Giáo án Địa lí 9 năm 2023 - 2024 là tài liệu cực kì hữu ích, được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài soạn theo chương trình sách giáo khoa.

Với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 9 của mình. Giáo án Địa lí 9 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết.

Kế hoạch bài dạy Địa lí 9 Bài 1

TÊN BÀI DẠY: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc

- Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng Atlat để trình bày sự phân bố các dân tộc Việt Nam

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thu thập thông tin về một dân tộc.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tìm hiểu đặc điểm các dân tộc Việt Nam

- Nhân ái: Có thái độ chung sống đoàn kết với các dân tộc khác trên đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ sự phân bố các dân tộc Việt Nam.

- Tranh ảnh, clip về các dân tộc

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về các dân tộc Việt Nam

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát video kết hợp kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Các dân tộc ở VN đa dạng, có đến 54 dân tộc.

- Các dân tộc có sự đoàn kết, gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc như cùng chung tay ủng hộ đồng bào miền trung gặp lũ lụt, góp sức người sức của,…

- Các dân tộc có điểm khác nhau về trang phục, phong tục, tập quán, ẩm thực, tiếng nói,…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS quan sát video về các dân tộc ở VN và trả lời câu hỏi

https://youtu.be/CQpfINQTP04HS

- Em có nhận xét gì về các dân tộc ở VN?

- Em hãy nêu những biểu hiện chứng tỏ các dân tộc có sự đoàn kết, gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Các dân tộc có điểm nào khác nhau?

Bước 2: HS quan sát video và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS trình bày kết quả, bổ sung

Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống. Các dân tộc tuy khác nhau về một số đặc điểm nhưng với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cộng đồng các dân tộc ở VN: các dân tộc VN có đặc điểm gì? Sự phân bố của các dân tộc….

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Các dân tộc ở Việt Nam ( 20 phút)

a) Mục đích:

- HS biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Các dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tuc, tập quán…

- HS biết được các dân tộc có số dân khác nhau và trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và các hình ảnh về trang phục, phong tục, hoạt động kinh tế của các dân tộc để trả lời các câu hỏi.

Nội dung chính:

I. Các dân tộc ở Việt Nam

- Nước ta có 54 dân tộc.

- Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 85,3 % dân số cả nước - có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học kĩ thuật.

- Các dân tộc ít người chiếm 14,7 % ds cả nước – có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống

c) Sản phẩm:

Học sinh trả lời các câu hỏi:

- Nước ta có 54 dân tộc.

- Các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm khác nhau: khác nhau giữa các dân tộc về văn hoá, ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục tập quán…

- Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Chiếm 85,3%

- Đặc điểm của dân tộc Việt (Kinh): Dân tộc Việt có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, các nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật,…

- Dân tộc ít người có kinh nghiệm trong một số lĩnh vực như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công,…

- Một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người:

+ Hàng thổ cẩm của các dân tộc Mông, Thái, Dao,… (Tây Bắc).

+ Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm (An Giang).

+ Đồ gốm của dân tộc Chăm (Ninh Thuận).

+ Cồng, chiêng của các dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai (Tây Nguyên)

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Cho HS xem tranh về đại gia đình các dân tộc Việt Nam

Học sinh trả lời các câu hỏi:

- Dựa vào những hiểu biết của cá nhân cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc?

- Các dân tộc Việt Nam có những đặc điểm nào khác nhau?

- Cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

- Thử nêu đặc điểm của dân tộc Việt (Kinh)?

- Các dân tộc ít người có phong tục, tập quán canh tác ntn?

- Hãy kể tên 1số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ trong 4 phút

Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét bổ sung

Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài:

Mở rộng:

- GV nhấn mạnh về vai trò của 1 bộ phận người Việt sống ở nước ngoài họ cũng thuộc cộng đồng các dân tộc VN

- Quan sát Hình 1.2 SGK và các hình ảnh sau em có nhận xét gì về lớp học ở vùng cao này? Từ đó GV giáo dục HS lòng yêu mến, chia sẻ những khó khăn hiện nay của các dân tộc ít người.

2.2. Hoạt động 2: Phân bố các dân tộc ( 12 phút)

a) Mục đích:

- HS trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta: Sự phân bố của dân tộc Việt, các dân tộc ít người.

- Trình bày được sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc giữa: Trung du và miền núi phía Bắc với khu vực Trường Sơn -Tây Nguyên, duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để hoạt động nhóm.

- Nội dung chính:

II. Phân bố các dân tộc

- Dân tộc Việt: phân bố tập trung ở các đồng bằng , trung du và duyên hải.

- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên.

c) Sản phẩm: Hoàn thành các hoạt động nhóm

▪N1-N2: Sự phân bố của người Việt: Dân tộc Việt chủ yếu ở các đồng bằng, trung du và vùng duyên hải.

▪N3-N4: Vùng núi & trung du Bắc Bộ là địa bàn cư trú: của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả. Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700-1000m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.

▪N5-N6: Các dân tộc cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên: có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc ở đây cư trú thành vùng khá rõ rệt, người Ê- đê ở Đắk- lắk, người Gia-rai ở Kon-tum và Gia lai, người Co-ho ở Lâm Đồng.

▪N7-N8: Các dân tộc cư trú ở vùng Cực Nam Trung Bộ & Nam Bộ: có các dân tộc Chăm, khơ me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở thành phố HCM.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV phân lớp thành 8 nhóm - HS dựa vào nội dung mục 2 SGK và lược đồ Dân tộc trang 16 Atlat Địa Lí VN và thực hiện nhiệm vụ

▪N1-N2: Tìm hiểu sự phân bố của người Việt.

▪N3-N4: Tìm hiểu xem vùng núi & trung du Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào?

▪N5-N6: Tìm hiểu các dân tộc nào cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên ?

▪N7-N8: Tìm hiểu xem các dân tộc nào cư trú ở vùng Cực Nam Trung Bộ & Nam Bộ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận theo sự phân công của GV

Bước 3: HS đại diện các nhóm trả lời - Nhóm khác nhận xét bổ sung

Bước 4: GV chốt ý và ghi bảng.

Mở rộng:

- Dựa vào những hiểu biết của cá nhân cho biết sự phân bố các dân tộc hiện nay đã có gì thay đổi? Có sự di chuyển xen kẽ giữa các dân tộc với nhau. Định canh định cư, giao đất giao rừng cho người dân.

- Việc phân bố lại các dân tộc theo định hướng hiện nay đã có tác dụng gì? Ổn định đời sống của người dân, yên tâm canh tác, phát triển kinh tế,…

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án dựa theo sơ đồ

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV trình chiếu một số sơ đồ cho HS quan sát và hướng dẫn sơ qua cách xây dựng sơ đồ tư duy

Bước 2: GV yêu cầu các cá nhân hệ thống lại kiến thức bài học một cách khái quát qua sơ đồ tư duy dạng mindmap hoặc theo cách mình muốn thể hiện.

Bước 3: Quy định thời gian hoàn thiện là 5 PHÚT

Bước 4: Chấm bài một số HS xong sớm

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về dân tộc Việt Nam

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Viết được 1 đoạn văn ngắn.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Qua tìm hiểu thực tế, hãy viết 1 đoạn thông tin khoảng 200 từ giới thiệu những nét văn hoá điển hình của dân tộc em.

Gợi ý:

- Em thuộc dân tộc nào?

- Ngôn ngữ chính của dân tộc em

- Nét độc đáo của trang phục

- Lễ hội đặc trưng,…

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

.....................

Kế hoạch bài dạy Địa lí 9 Bài 2

TÊN BÀI DẠY: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt:

- Trình bày được đặc điểm dân số của nước ta.

- Nêu và giải thích được tình hình gia tăng dân số nước ta.

- Phân tích được sự chuyển biến trong cơ cấu dân số nước ta.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê để tìm ra đặc điểm nổi bật của dân số.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đánh giá được tác động của đặc điểm dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Chấp hành tốt các chính sách về dân số và môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách của nhà nước về dân số, môi trường và lợi ích của cộng đồng.

- Chăm chỉ: Nêu và giải thích được tình hình gia tăng dân số nước ta

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Chuẩn bị của GV

- Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam.

- Tranh ảnh về một số hậu quả của gia tăng dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Gợi mở học sinh đến nội dung về dân số nước ta từ chính chính sách của Đảng và nhà nước

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

Dựa vào kiến thức hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Các khẩu hiệu tuyên truyền

1. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước.

2. Dân số ổn định, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc.

3. Nam giới có trách nhiệm chia sẽ với nữ giới trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và nuôi dạy con cái.

4. Hãy chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn.

5. Kế hoạch hóa gia đình là trách nhiệm của mỗi cặp vợ chồng.

6. Không kết hôn sớm, đẻ ít, đẻ thưa để nuôi dạy con tốt.

7. Tuổi trẻ xung kích thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.

8. Thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

9. Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản vì chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình.

10. Thực hiện gia đình ít con để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

11. Vì hạnh phúc tương lai của chính mình, hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản.

12. Đầu tư cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là đầu tư cho sự phát triển đất nước bền vững.

* Giải thích tại sao ở nước ta mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt” hay Tại sao lại có khẩu hiệu “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ” Học sinh giải thích theo cách hiểu của mình.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS:

+ Cho biết số thành viên trong gia đình nhà mình (Ông bà sinh được bao nhiêu con? Ba mẹ, cô dì, chú bác sinh phổ biến là bao nhiêu con?)

+ Cho biết một số khẩu hiệu về dân số mà em đã quan sát được trong cuộc sống.

.....................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án Địa lý 9

Liên kết tải về

zip Giáo án Địa lí 9 năm 2023 - 2024

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK