Giải thích vì sao khí hậu nước ta có sự phân hoá đa dạng và thất thường? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh quan tâm khi học môn Địa lí.
Khí hậu Việt Nam phân hóa đa dạng, miền Bắc mùa hè nóng mưa nhiều, mùa đông thì lạnh và khô, ít có mưa, ngoài mùa khô và mùa mưa còn có mùa xuân và mùa thu đan xen. Ở miền Trung và miền Nam thì chủ yếu chỉ có mùa mưa và mùa khô. Vậy vì sao khí hậu Việt Nam lại có sự đa dạng và thất thường như vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Vì sao khí hậu Việt Nam lại đa dạng và thất thường
Gợi ý 1
- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam:
- Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
- Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
- Phân hóa theo chiều Đông - Tây: Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn, Đông Bắc và Tây Bắc.
- Phân hóa theo độ cao: Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.
- Sự phân hoá theo mùa: mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam, mùa động có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.
Ngoài tính đa dạng khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh.
Gợi ý 2
- Vị trí địa lí và lãnh thổ: làm cho khí hậu nước ta phân hóa Bắc - Nam rõ rệt, khí hậu thất thường, thường xuyên đón bão nhiệt đới, các thiên tai khác (lũ lụt, sương giá...).
- Địa hình và hoàn lưu gió mùa:
+ Địa hình tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
+ Địa hình kết hợp với hướng gió làm cho khí hậu nước ta phân hóa Đông Tây (Đông Bắc và Tây Bắc ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn; phân hóa giữa sườn Đông và sườn Tây Trường Sơn; mùa mưa-khô đối lập nhau giữa khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ....