Giải Lịch sử 7 Bài 6 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi mở đầu, nội dung bài học và luyện tập vận dụng bài Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc.
Giải Lịch sử Lớp 7 Bài 6 Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 7 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Lịch sử 7 Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc
Câu hỏi Mở đầu Lịch sử 7 bài 6
Năm 690, hoàng hậu của vương triều Đường là Võ Tắc Thiên tuyên bố lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Thành Thần Hoàng Đế và là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Vậy lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đã trải qua các thời kì nào? Trung Quốc đã phát triển ra sao dưới các vương triều Đường, Minh, Thanh?
Trả lời:
- Lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX đã lần lượt trải qua:
+ Nhà Đường (618 - 907).
+ Thời kì Ngũ đại thập quốc (907 - 960).
+ Nhà Tống (960 - 1279).
+ Nhà Nguyên (1271 - 1368).
+ Nhà Minh (1368 - 1644).
+ Nhà Thanh (1644 - 1911).
- Dưới thời Đường, chế độ phong kiến của Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.
- Thời Minh, Thanh kinh tế Trung Quốc phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, nhiều đô thị được phát triển,…
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Lịch sử 7 bài 6
I. Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc
Câu hỏi: Đọc thông tin hãy lập sơ đồ thể hiện tiến trình phát triển của Trung Quốc từ TK VII - XIX.
Gợi ý đáp án
II. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường (618 - 907)
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 6.2, hình 6.3, hãy trình bày nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường.
Gợi ý đáp án
Những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường:
- Nhà Đường áp dụng chế độ quân điền, chia ruộng đất cho nông dân, giảm thuế khoá. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
- Thủ công nghiệp thời Đường cũng phát triển đa dạng với các xưởng sản xuất được tổ chức có quy mô lớn với nhiều sản phẩm nổi tiếng như gốm sứ, tơ lụa, giấy, đồ đồng,...
- Trong thương mại, Trung Quốc thu hút một lượng lớn thương nhân từ nhiều khu vực thông qua cả “con đường Tơ lụa” trên bộ và trên biển.
- Vào giữa thế kỉ VIII, thành Trường An là một trong các đô thị lớn nhất thế giới.
Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 7 bài 6 trang 23
Luyện tập
Hãy lập bảng theo mẫu dưới đây và điền nội dung về tình hình kinh tế của Trung Quốc thời Đường và Minh, Thanh.
Nông nghiệp | Công nghiệp | Thương nghiệp | |
Vương triều Đường | |||
Vương triều Minh, Thanh |
Gợi ý đáp án
Nông nghiệp | Công nghiệp | Thương nghiệp | |
Vương triều Đường | Phát triển mạnh | Phát triển đa dạng với các xưởng sản xuất với quy mô lớn, có nhiều sản phẩm nổi tiếng | Thu hút nhiều thương nhân, thông qua đường Tơ lụa trên biển và đất liền |
Vương triều Minh, Thanh | Phát triển đa dạng với quy mô được mở rộng | Phát triển nhiều lĩnh vực như in ấn, luyện kim, khai mỏ, dệt mau, gốm sứ,.. | Sản xuất hàng hoá được mửo rộng; sản xuất tiền giấy được lưu thông, nhiều đô thị phát triển thịnh vượng |
Vận dụng
Hãy tìm hiểu về một vị vua sáng lập triều đại ở Trung Quốc trong giai đoạn thế kỉ VII – XIX và giới thiệu với các bạn cùng lớp.
Gợi ý đáp án
- Đường Thái Tông tên thật Lý Thế Dân, là vị hoàng đề thứ hai của triều đại nhà Đường, trị vì từ năm 626 đến 649.
- Triều đại của ông được xem như biểu mẫu để so sánh với tất cả các triều đại sau và các quân chủ đời sau đều bắt buộc phải học tập. Thành quả mà triều đại của Thái Tông đạt được đã đặt nền móng vững chắc cho triều đại của cháu cố ông sau này là Đường HUyền Tông trở thành thời đại hoàng kim nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, sử gọi là Khai Nguyên thịnh thế. Một thế kỷ sau khi Đường Thái Tông mất, Nhà Đường vẫn được hưởng hòa bình và thịnh vượng.