Trang chủ Học tập Lớp 6 Lịch sử - Địa lí 6 CTST

Giải bài tập Lịch sử 6 trang 85 Chân trời sáng tạo

Lịch sử 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

Soạn Sử 6 trang 85 sách Chân trời sáng tạo

Giải Lịch sử lớp 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc giúp các em học sinh lớp 6 tổng hợp toàn bộ lý thuyết quan trọng, nhanh chóng trả lời toàn bộ các câu hỏi hình thành kiến thức mới trong SGK Lịch sử 6 trang 85, 86, 87 sách Chân trời sáng tạo.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 17 Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến đầu thế kỉ X Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Trả lời câu hỏi phần Nội dung bài học

I. Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc

❓Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại?

Trả lời:

Những biểu hiện cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:

  • Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ.
  • Những tín ngưỡng truyền thống như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… tiếp tục được duy trì.
  • Các phong tục, tập quán như: nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy vẫn được truyền từ đời này sang đời khác.

❓Phong tục ăn trầu theo ghi chép của Lê Quý Đôn (tư liệu hình 17.3) có từ thời kì nào trong lịch sử Việt Nam? Hiện nay phong tục này còn không?

Trả lời:

Theo ghi chép của Lê Quý Đôn, phong tục ăn trầu của người Việt cổ có từ thời Văn Lang, Âu Lạc, vì: sách Nam phương thảo mộc trạng được viết năm 304, ghi chép về tục ăn trầu cau của người Giao Châu (chỉ nước ta thời thuộc Hán), do đó, phong tục ăn trầu của người Việt có trước khi quyển sách này ra đời.

Hiện nay phong tục ăn trầu và sử dụng trầu cau trong các dịp lễ, tết, các ngày trọng đại (hiếu, hỉ…) vẫn còn được duy trì.

II. Phát triển văn hóa dân tộc

❓Nhân dân ta đã làm gì để phát triển văn hóa dân tộc trong hơn ngàn năm Bắc thuộc?

Trả lời:

Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hoá Trung Hoa để phát triển văn hoá dân tộc như:

  • Tiếp thu Phật giáo, Đạo giáo, có sự hoà nhập với tín ngưỡng dân gian .
  • + Tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ Hán – Việt.
  • Học một số phát minh kỹ thuật của người Trung Quốc. Ví dụ: làm giấy, chế tạo đồ thuỷ tinh, kĩ thuật bón phân bắc trong trồng trọt...
  • Tiếp thu một số l ễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp với văn h óa của người Việt. Ví dụ: tết Trung Thu của người Trung Quốc mang ý nghĩa đoàn viên; khi du nhập vào Việt Nam, tết Trung Thu là tết thiếu nhi...
  • Tiếp thu một số quy tắc lễ nghĩa, cách đặt tên họ giống người Hán, tư tưởng gia trưởng, phụ quyền, nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ ...

Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

Câu 1: Theo em, tại sao khoảng thời gian từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời Bắc thuộc?

Trả lời:

Khoảng thời gian từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời Bắc thuộc vì đây là thời kì mà nước ta bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ, thống trị.

Câu 2: Những phong tục, tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn có mặt trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng ta ngày nay?

Trả lời:

  • Những phong tục, tập quán của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay là:
  • Tục ăn trầu và sử dụng trầu cau trong các dịp lễ, tết, ngày trọng đại (hiếu, hỉ…)
  • Tục làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết.
  • Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ; thờ cúng anh hùng dân tộc.

Câu 3: Quan sát hình 17.5 và 17.6, em hãy cho biết yếu tố văn hóa nào du nhập từ bên ngoài đã được nhân dân tiếp thu có chọn lọc?

Hình 17.5

Trả lời:

Những yếu tố văn hóa nước ngoài được người Việt tiếp thu có chọn lọc (qua tư liệu 17.5 và 15.6) là:

  • Phật giáo.
  • Nghệ thuật tạo hình của Trung Quốc.

Vận dụng

Câu 4: Theo em, tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn và sự phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nhiều học sinh “pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp?

Trả lời:

- Giữ được tiếng nói – hồn cốt của một dân tộc là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam là trường hợp hiếm hoi trong lịch sử thế giới dù mất nước từ rất sớm và kéo dài hơn 10 thế kỉ nhưng chúng ta vẫn giành lại được độc lập.

- Hiện tượng nhiều học sinh “pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp lâu dần sẽ khiến cho tiếng Việt mất đi sự trong sáng, mất đi bản sắc dân tộc. Vì vậy, em phản đối hiện tượng này.

Lý thuyết Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

I. Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc

  • Người Việt vẫn nghe - nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ
  • Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,.... tiếp tục được duy trì.
  • Bảo tồn phong tục tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy,...
  • Tục ăn trầu và sử dụng trầu cau trong các dịp lễ quan trọng vẫn được người Việt duy trì

II. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc, phát triển văn hóa Việt

  • Phật giáo, Đạo giáo dụ nhập vào nước ta, hòa quyện cùng với tín ngưỡng dân gian
  • Tiếp thu chữ Hán nhưng sử dụng tiếng Việt dùng âm Việt để đọc chữ Hán.
  • Tiếp thu kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc: làm giấy, dệt lụa, kĩ thuật bón phân bắc trong trọt trọt…

Liên kết tải về

pdf Lịch sử 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc
doc Lịch sử 6 Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK