Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà:
- Nhà nước Ai Cập: Khoảng năm 3200 TCN, ông vua huyền thoại có tên là Mô-nét đã thống nhất các công xã (còn gọi là các nôm) thành Nhà nước Ai Cập. Từ đó, Ai Cập đã trải qua các giai đoạn: Tảo kì vương quốc, Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và Hậu kì vương quốc. Đến giữa thế I TCN thì bị La Mã xâm lược và thống trị. Ở Ai Cập, vua được gọi là Pha-ra-ông-Kẻ ngự trong cung điện,
- Ở Lưỡng Hà, vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Xu-me đến định cư và xây dựng các nhà nước thành bang tại vùng hạ lưu hai dòng sông. Sau đó người Ác-cát. At-xi-ri, Babylon,...đã thành lập vương triều của mình, thay nhau làm chủ vùng đất này cho đến khi bị Ba Tư xâm lược vào thế kỷ III TCN. Ở Lưỡng Hà vua được gọi là En-xi.
Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền gọi là nhà nước quân chủ chuyên chế.
3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu
Nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà.
Gợi ý trả lời:
Người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có nhiều phát minh quan trọng còn có giá trị đến ngày nay như cách làm thuỷ lợi, phát minh ra cái cày, bánh xe, chữ viết,..
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập:
- Phát minh ra giấy: Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy. Từ"paper" (giấy viết trong tiếng Anh) có gốc từ "Papyrus". Người Lưỡng Hà dùng những vật nhọn có hình tam giác làm "bút" rồi viết lên tấm đất sét ướt tạo thành chữ giống hình cái nêm nên gọi là chữ hình nêm.
- Chữ viết: Người Ai Cập dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm gọi là chữ tượng hình (hình 1, tr.29).
- Toán học: Người Ai Cập đã biết làm các phép tính theo hệ đếm thập phân.
- Phát minh ra lịch: Họ cũng biết làm lịch, một năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày.
- Kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cũng còn nhiều điều bí ẩn mà ngày nay các nhà Khoa học đang tìm lời giải đáp.
- Kiến trúc: Kim tự tháp và tượng Nhân sư
- Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Lưỡng Hà:
- Chữ viết: Người Lưỡng Hà dùng chữ hình nêm. Đó là loại chữ cổ nhất thế giới
- Toán học: Người Lưỡng Hà thì theo hệ đếm 60, từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây, tính được diện tích các hình
- Kiến trúc: Vườn treo Ba-bi-lon
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng
Câu 1
Từ các hình ảnh và thông tin ở mục 3, em ấn tượng nhất với thành tựu văn hoá nào của người Ai Cập và Lưỡng Hà? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Em ấn tượng nhất với công trình Kim tự tháp ở Ai Cập, đặc biệt là Kim tự tháp Kê-ốp có chiều cao tới 147m. Đế xây dựng công trình này, người ta sử dụng tới 2,3 triệu tăng đá, mỗi tảng nặng từ 2,5 đến 4 tần được ghè đẽo theo kích thước đã định, rồi mài nhẵn và xếp chồng lên nhau hàng trăm tầng mà không dùng bất cứ vật liệu kết dính nào. Trải qua hàng nghìn năm, đến nay các kim tự tháp vẫn đứng vững như muốn thách thức với thời gian.
Câu 2
Em hãy nêu một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.
Gợi ý trả lời:
Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ các phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:
- Hệ đếm 60 và 1 giờ có 60 phút: Người dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống số đếm 60. Từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây. Cũng chính nhờ vào cơ số 60, vòng tròn được chia thành 360 độ.
- Toán học: Từ xưa, người Lưỡng Hà cổ đại biết cách làm 4 phép tính cộng trừ nhân chia, biết phân số, luỹ thừa, căn số bậc hai và căn số bậc 3. Họ biết lập bảng căn số để dễ tra cứu và biết giải phương trình có 3 ẩn số. Họ biết tính diện tích nhiều hình và biết cả quan hệ giữa 3 cạnh trong tam giác rất lâu trước khi Pitago (sống vào những năm 500 TCN) chứng minh điều này.
- Lịch âm 12 tháng: Những nhà thiên văn học người Babylon (một bộ phận của nền văn minh Lưỡng Hà) có thể dự đoán các kỳ nhật nguyệt thực và các điểm chí trong năm. Cũng chính họ đưa ra ý tưởng lịch 12 tháng dựa trên chu kỳ Mặt Trăng. Đây là cơ sở cho loại lịch âm dương mà chúng ta sử dụng ngày nay. Không lâu sau, người Ai Cập học hỏi loại lịch 12 tháng này nhưng áp dụng với Mặt Trời.
- Bánh xe và xe kéo: Người Lưỡng Hà trong những năm 3.000 TCN là những cư dân đầu tiên chế tạo một phương tiện di chuyển nhờ vào sức kéo động vật. Đến khoảng năm 2.000 TCN, xe kéo mới du nhập vào Trung Quốc. Xe kéo nguyên bản là một cỗ xe 2 hoặc 4 bánh được kéo bởi 2 hay nhiều con ngựa buộc sát cạnh nhau, được điều khiển bởi một người đánh xe. Cỗ xe được sử dụng trong nhiều mục đích như vận chuyển, diễu hành, thi đấu thể thao và cả trong chiến tranh. Xe kéo xuất hiện ở nền văn minh Lưỡng Hà cũng là điều dễ hiểu khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính cư dân Lưỡng Hà là người sáng tạo ra bánh xe những năm 3.500 TCN phục vụ cho hoạt động sản xuất và vận tải.
- Thuyền buồm: Do nhu cầu giao thương hàng hóa, người Sumer nhận thấy di chuyển bằng đường bộ mất nhiều thời gian và không vận chuyển được hàng hóa số lượng lớn. Người Sumer chế tạo ra một loại thuyền hình vuông có một cột cao gắn vải để nhờ sức gió di chuyển vượt các sông Tigris và Euphrates.
Câu 3
Dựa vào bảng chữ số của người Ai Cập dưới đây em hãy làm phép tính: 124 + 321 = ? và 1565 - 1243 = ? theo cách viết của người Ai Cập cổ đại.