Mẫu chữ 1 ô ly đẹp, được thiết kế sẵn, thầy cô và các bậc phụ huynh chỉ cần in ra cho các bé luyện viết thành thạo chữ cỡ nhỏ (chữ 1 ô li), để chuyển sang viết các câu văn, đoạn văn cỡ chữ nhỏ.
Giai đoạn hạ cỡ chữ từ 2 ô ly xuống 1 ô ly đòi hỏi các bé phải kiên trì luyện tập. Vở luyện viết chữ 1 ô li dưới đây có chấm mẫu giúp các bé nắm được điểm bắt đầu đưa bút, hỗ trợ rất nhiều trong quá trình luyện chữ. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm vở tập viết chữ cái in hoa Tiếng Việt, vở luyện viết chính tả lớp 1. Mời thầy cô và các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết dưới đây:
Mẫu chữ 1 ô ly đẹp
File tập viết chữ nhỏ lớp 1 cho bé
Cách chuyển từ viết chữ 2 ô li sang viết chữ 1 ô li hiệu quả
Trong học kỳ 2, học sinh lớp 1 sẽ bắt đầu làm quen với cách viết chữ 1 ô ly thay vì viết chữ 2 ô ly trước đó. Đối với đa số học sinh, các em sẽ lúng túng, viết chưa đẹp vì chưa quen với kỹ thuật viết mới. Vì vậy, giáo viên cần có hướng dẫn chi tiết, cụ thể cách viết chữ 1 ô li để rèn nét chữ cho bé ngay từ những ngày đầu tập viết.
Ví dụ
- Nhóm chữ cái i, u, ư, t, n, m, v, r: Các chữ cái thuộc nhóm này có chiều cao 1 ô li. Tuy nhiên, chữ t có chiều cao là 1.5 ô li.
- Các chữ cái l, b, h, k, y, p: Những chữ cái thuộc nhóm này có chiều cao là 2.5 ô li vở. Riêng chiều cao của chữ p là 2 ô li.
- Nhóm chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s: Các chữ cái d, đ, q có chiều cao 2 ô li. Chữ g có chiều cao 2.5 ô li và chữ s có chiều cao 1.25 ô li.
Tùy con chữ sẽ có điểm đặt bút khác nhau. Khi đã viết xong một chữ hoàn chỉnh, dừng bút ngay tại điểm dừng mà điểm đó thường nằm ở ½ ô li vở. Trường hợp chữ “o”, “ô”, “ơ” là đường cong khép kín nên điểm đặt bút trùng với điểm dừng bút.
Trong quá trình rèn luyện cách viết chữ 1 ô li lớp 1, cô giáo cũng sẽ hướng dẫn kĩ cho các con kĩ thuật lia bút và rê bút. Bên cạnh việc đảm bảo chữ viết đúng theo kích cỡ, kĩ thuật này còn giúp trẻ viết nhanh hơn mà vẫn đảm bảo được chữ viết đẹp đẽ, gọn gàng.
+ Kĩ thuật lia bút: Di chuyển bút nhẹ nhàng trên mặt giấy, nhấc nhẹ đầu bút mà vẫn chạm vào mặt giấy để tạo ra những nét liền mạch. Lúc này, giữa mặt giấy và đầu bút không có khoảng cách. Tuy nhiên, các cô luôn hướng dẫn và nhắc con không tì đầu bút quá mạnh sẽ khiến nét chữ cứng, hằn trên trang giấy.
+ Kĩ thuật rê bút: Dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt khác. Khi lia bút có tạo ra khoảng cách giữa đầu bút và mặt giấy.
Ở giai đoạn đầu mới làm quen với những con chữ các bạn học sinh có thể mắc phải nhiều lỗi nhỏ. Các cô sẽ chỉ ra lỗi sai và hướng dẫn các bạn cách khắc phục để con có thể viết đúng và đẹp nhất.
Ví dụ:
- Lỗi thiếu nét hoặc thừa nét: Đôi khi trẻ chưa viết hết chữ đã dừng bút dẫn đến việc chữ bị thiếu nét. Luôn lưu ý con điểm đặt bút và điểm dừng bút sao cho đúng nhất để hạn chế tình trạng này.
- Lỗi sai kích cỡ chữ: Nhiều bạn không viết đúng quy định chiều cao của chữ khiến nét chữ không đều đẹp. Mỗi bài dạy cô giáo thường cho các bạn nhắc lại chiều cao của từng nhóm chữ, dần dần ôn luyện giúp con làm quen và viết đúng.
- Lỗi viết lệch dòng kẻ, khoảng cách giữa các chữ không đều: Việc hạ cỡ chữ ở giai đoạn đầu khá khó khăn đối với trẻ, các con chưa kiểm soát được lực cổ tay, đôi lúc viết lệch dòng hoặc tạo khoảng cách giữa các chữ không đều. Cô giáo sẽ giúp trẻ xác định khoảng cách giữa các chữ là 1 ô li, đồng thời tư vấn lựa chọn vở có đường kẻ rõ ràng, sắc nét để trẻ dễ dàng quan sát.