Giải Công nghệ 3 Bài 7: Dụng cụ và vật liệu làm thủ công giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 3 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 35, 36, 37, 38, 39, 40.
Với lời giải trình bày rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 7 Phần 2: Thủ công kĩ thuật. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Công nghệ lớp 3 Bài 7: Dụng cụ và vật liệu làm thủ công
1. Dụng cụ và vật liệu làm thủ công
Khám phá
Em hãy nêu tên các vật liệu và dụng cụ trong Hình 1
Trả lời:
Vật liệu | Dụng cụ |
Hình a: giấy Hình b: keo Hình c: dây buộc Hình d: bìa Hình e: băng dính | Hình g: kéo Hình h: thước Hình i: bút màu Hình k: com pa Hình l: bút chì |
Luyện tập
Em hãy kể thêm một số vật liệu và dụng cụ làm thủ công khác.
Trả lời:
- Các vật liệu làm thủ công khác như: ống hút giấy, đất nặn
- Các dụng cụ làm thủ công khác như: dao dọc giấy, bút bi, …
Khám phá
Em hãy quan sát và gọi tên một số cách tạo hình cơ bản với vật liệu thủ công trong các hình dưới đây:
Trả lời:
Gọi tên một số cách tạo hình cơ bản với vật liệu thủ công:
* Hình 2:
+ Hình 2a: nặn
+ Hình 2b: gấp
+ Hình 2c: xé
* Hình 3:
+ Hình 3a: cắt các đoạn khác nhau
+ Hình 3b: cắt đường thẳng
+ Hình 3c: cắt đường cong
* Hình 4:
+ Hình 4a: dán bằng băng dính
+ Hình 4b: dán bằng hồ dán giấy
+ Hình 4c: dán bằng keo sữa
2. Lựa chọn vật liệu làm thủ công
Khám phá
Em hãy quan sát Hình 5 và cho biết vật liệu nào có tính chất mềm, cứng, thấm nước, không thấm nước?
Trả lời:
Tính chất | Vật liệu |
Mềm | ống hút giấy, dây buộc, đất nặn |
Cứng | Fomex, que gỗ |
Thấm nước | ống hút giấy, dây buộc, đất nặn, giấy bìa |
Không thấm nước | Fomex, que gỗ |
Luyện tập
Em hãy quan sát các sản phẩm thủ công trong Hình 6 và cho biết chúng được làm từ những vật liệu nào.
Trả lời:
- Hình a: sản phẩm làm từ đất nặn.
- Hình b: sản phẩm làm từ giấy thủ công
- Hình c: sản phẩm làm từ bìa, dây buộc
- Hình d: sản phẩm làm từ giấy thủ công, dây buộc
3. Sử dụng dụng cụ làm thủ công
Khám phá
Em cùng bạn thảo luận về ảnh hưởng của việc sử dụng dụng cụ mất an toàn trong các tình huống ở Hình 7.
Trả lời:
Ảnh hưởng của việc sử dụng dụng cụ mất an toàn trong các tình huống ở Hình 7:
- Hình a: dùng dụng cụ không phù hợp với vật liệu nên dù tốn sức vẫn không thể cắt đứt vật liệu.
- Hình b: chọn dụng cụ quá to so với tay cầm nên không thể cắt được.
- Hình c: không tập trung khi sử dụng dụng cụ gây nguy hiểm khi sử dụng.
- Hình d: không cất gọn dụng cụ sau khi sử dụng gây nguy hiểm nếu như vấp phải.
Luyện tập
Em hãy sử dụng com pa, kéo, hồ dán và giấy thủ công để cắt, dán hình tròn theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ đường tròn
Bước 2: Cắt hình tròn
Bước 3: Dán hình tròn
Trả lời:
Em sử dụng com pa, kéo, hồ dán và giấy thủ công để cắt, dán hình tròn như sau:
- Bước 1: vẽ đường tròn
+ Xác định tâm của hình tròn và đặt kim compa
+ Lựa chọn độ dài bán kính của hình tròn
+ Quay compa để vẽ đường tròn
- Bước 2: cắt hình tròn
Sử dụng kéo để cắt theo đường tròn vừa vẽ.
- Bước 3: dán hình tròn
Dùng hồ dán để dán hình tròn lên trên mặt giấy thủ công khác.
Vận dụng
Hãy lựa chọn một số vật liệu và dụng cụ phù hợp để tạo ra sản phẩm thủ công mà em thích. Em có thể tham khảo các sản phẩm trong Hình 14.