Bài thơ Gặp lá cơm nếp đã thể hiện tình cảm gia đình thiêng liêng cùng với tình yêu đất nước sâu nặng. Tác phẩm sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn lớp 7.
Download.vn sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp, bao gồm 7 đoạn văn mẫu rất hữu ích. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 1
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 2
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 3
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 4
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 5
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 6
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 7
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 1
Khi đọc bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo, tôi đã hiểu thêm về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Nhân vật trữ tình trong bài là một người chiến sĩ đã xa nhà nhiều năm. Trên đường hành quân, anh tình cờ thấy hình ảnh lá cơm nếp gợi nhắc những kỉ niệm về người mẹ đảm đang, tần tảo. Hình ảnh của mẹ hiện lên với công việc quen thuộc như “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Từ đó, người con còn bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Câu thơ đã khẳng định được tình cảm của người chiến sĩ. Anh chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, cũng là bảo vệ cuộc sống của mẹ. Từ đó, bài thơ đã khơi gợi cho mỗi người tình yêu dành cho mẹ, cho đất nước.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 2
Đến với “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo, tôi thêm hiểu được tình cảm yêu mến, kính trọng dành cho người mẹ. Nhân vật trữ tình trong bài là một người chiến sĩ đã xa nhà nhiều năm, vào nơi chiến trường khốc liệt. Trên đường hành quân, anh bắt gặp hình ảnh lá cơm nếp - vốn quen thuộc ở các làng quê xưa. Anh nhớ về người mẹ với dáng vẻ vất vả, tần tảo. Mẹ vẫn thường “nhặt lá về đun bếp”, “thổi nồi cơm nếp”. Hương thơm lừng của lá cơm nếp khiến cho người con không khỏi xao xuyến, nhớ thương. Từ đó, người con lại càng thêm yêu thương người mẹ già như tình yêu với cội nguồn, với đất nước: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu của người con được chia đều cho mẹ và đất nước. Đọc những câu thơ này, tôi cảm thấy xúc động trước tình cảm của người con dành cho mẹ, cũng như hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả. Bài thơ quả thật đã mang đến những cảm xúc dạt dào về tình cảm gia đình cũng như tình yêu đất nước.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 3
Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo đã gửi gắm nỗi nhớ cũng như tình cảm yêu mến, kính trọng dành cho người mẹ. Đầu tiên, tác giả nói về hoàn cảnh của người con - xa nhà đã nhiều năm. Tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp đã gợi lên nỗi nhớ về quê hương, về người mẹ. Trong kí ức của con, hình ảnh của mẹ hiện lên với vẻ dịu dàng, đảm đang. Mẹ vẫn thường “nhặt lá về đun bếp”, “thổi nồi cơm nếp”. Bát cơm nếp thơm lừng của mẹ mang mùi vị của quê hương giản dị. Để rồi người con đã khẳng định rằng không thể quên được hương vị của quê hương. Từ đó, người con lại càng thêm yêu thương người mẹ già như tình yêu với cội nguồn, với đất nước: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu của người con được chia đều cho mẹ và đất nước. Với những đặc sắc trong nghệ thuật như ngôn từ mộc mạc, hình ảnh gần gũi, nhịp điệu thơ linh hoạt, bài thơ đã mang đến cho người đọc những cảm xúc dạt dào về tình cảm gia đình cũng như tình yêu đất nước.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 4
Đến với “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo, người đọc đã có được nhiều cảm xúc. Mở đầu bài thơ, tác giả đã nêu ra hoàn cảnh của nhân vật trữ tình - người con đã xa nhà nhiều năm. Tình cờ thấy hình ảnh lá cơm nếp liền nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Có thể thấy rằng, “lá cơm nếp” đã khơi gợi lại trong người con kí ức về người mẹ. Hình ảnh người mẹ hiện lên thật giản dị, tần tảo với công việc quen thuộc là “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp”. Bát cơm nếp thơm lừng mang mùi vị của quê hương khiến người con phải thốt lên: “Ôi mùi vị quê hương/Con quên làm sao được”. Và qua đó, người con đã bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Hình ảnh mẹ già sẽ mãi song hành cùng đất nước, là điểm tựa để con tiến về phía trước. Có yêu mẹ bao nhiêu, con mới có thêm sức mạnh, động lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Nhịp thơ linh hoạt, cùng với thể thơ năm chữ ngắn gọn, cách gieo vần chân quen thuộc và ngôn ngữ mộc mạc đã đem đến cho tác phẩm giọng điệu chân thành, da diết của một tấm lòng tràn đầy yêu thương. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” đã khơi gợi và in sâu trong lòng bạn đọc về tình cảm gia đình thiêng liêng cũng như tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 5
“Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo là một tác phẩm gây cho tôi nhiều ấn tượng. Bài thơ là câu chuyện của một người con đã xa nhà nhiều năm, nhìn thấy lá cơm nếp nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ. Hình ảnh “lá cơm nếp” giống như một vật khơi gợi kí ức, gợi nhắc về mùi quê hương của người con, hương vị của xôi nếp đã quen thuộc với người con khi còn thơ bé, để khi đi bất cứ nơi đây cũng đều nhớ về. Người mẹ giản dị, tần tảo sớm hôm đã “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp” hiện lên khiến tôi cảm thấy thật xúc động. Người con đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho người mẹ của mình: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Đối với người con, tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” đã đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 6
Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo gửi gắm tình cảm sâu sắc. Nhân vật trữ tình trong bài là người con, đang ở trong hoàn cảnh đã xa nhà nhiều năm. Bỗng nhìn thấy hình ảnh lá cơm nếp, nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Để rồi từng hình ảnh của mẹ hiện về trong tâm trí người con - mẹ nhặt lá về đun bếp, thổi nồi cơm nếp. Chắc hẳn, mỗi người sẽ thấy cảm động trước hình ảnh tảo tần của mẹ - người mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh cả cuộc đời vì con. Hai khổ cuối, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho mẹ hiền, cho đất nước. Trái tim con chia đều cho mẹ, cho đất nước - đó là một hình ảnh giàu tính biểu tượng. Đến những sự vật thiên nhiên còn hiểu được lòng của con, mà thơm mãi. Như vậy, “Gặp lá cơm nếp” là một tác phẩm giản dị, mà sâu sắc.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp - Mẫu 7
“Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo là một bài thơ hay viết về tình mẫu tử. Nhân vật người con có thể là một người chiến sĩ, đã xa nhà nhiều năm. Trên đường hành quân, anh tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hình ảnh “lá cơm nếp” đã gợi nhắc về người mẹ đảm đang, tần tảo của người con. Đến cuối cùng, người con còn bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Người con yêu đất nước, nên đã ra đi chiến đấu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước. Nhưng cũng vì tình yêu dành cho mẹ cũng to lớn, chiến đấu để đem lại cuộc sống yên bình cho mẹ. Quả thật, người đọc sẽ cảm thấy xúc động khi đọc bài thơ này.