Ngày 20/07/2021, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT. Theo đó, sẽ có rất nhiều điểm khác biệt về cách đánh giá học sinh mà thầy cô cần lưu ý.
Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 05/09/2021 theo lộ trình sau:
- Từ năm học 2021 - 2022 đối với học sinh lớp 6.
- Từ năm học 2022 - 2023 đối với học sinh lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023 - 2024 đối với học sinh lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024 - 2025 đối với học sinh lớp 9 và lớp 12.
Sự khác nhau giữa Thông tư 22 và thông tư cũ về đánh giá học sinh THCS, THPT
1. Thời lượng làm bài kiểm tra, đánh giá định kì
Thời lượng làm bài kiểm tra đánh giá định kì mỗi năm học là 70 tiết, thời lượng mỗi bài kiểm tra từ 45 đến 90 phút.
Những môn học có trên 70 tiết mỗi năm học, thời lượng cho mỗi bài kiểm tra từ 60 - 90 phút.
2. Đánh giá hạnh kiểm
Thông tư 58/2011 và 26/2020
Đánh giá hạnh kiểm của học sinh theo 4 mức:
- Tốt
- Khá
- Trung bình
- Yếu
Thông tư 22/2021
Đánh giá hạnh kiểm của học sinh theo 4 mức:
- Tốt
- Khá
- Đạt
- Chưa đạt
3. Danh hiệu khen thưởng
Thông tư 58/2011 và 26/2020
- Giỏi: Học lực giỏi, hạnh kiểm tốt
- Tiên tiến: Học lực khá, hạnh kiểm tốt hoặc Học lực giỏi, hạnh kiểm khá
Thông tư 22/2021
- Xuất sắc: Học lực tốt, rèn luyện tốt, có 6 môn học đạt từ 9,0 trở lên.
- Giỏi: Học lực tốt, rèn luyện tốt.
4. Đánh giá học lực
Thông tư 58/2011 và 26/2020
Đánh giá học lực qua 5 mức: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém
- Giỏi: Có 2 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh đạt từ 8,0 trở lên.
- Khá: Có 2 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh đạt từ 6,5 trở lên.
Thông tư 22/2021
Đánh giá học lực qua 4 mức: Tốt, khá, đạt, chưa đạt (Giảm 1 mức so với cũ)
- Tốt: Có ít nhất 6 môn đạt từ 8,0 trở lên (THCS chỉ có tối đa 8 môn đánh giá điểm)
- Khá: Có ít nhất 6 môn đạt từ 6,5 trở lên (THCS chỉ có tối đa 8 môn đánh giá điểm)