Trang chủ Học tập Lớp 10 Địa lí 10 Cánh Diều

Địa lí một số ngành công nghiệp - Địa lí 10 Cánh diều

Địa lí 10 Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp

Soạn Địa 10 trang 84 sách Cánh diều

Giải bài tập SGK Địa lí 10 trang 84, 85, 86, 87, 88, 89, 90 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 24 Địa lí một số ngành công nghiệp thuộc chương 9 Địa lý các ngành kinh tế.

Giải Địa lí 10 Địa lí một số ngành công nghiệp giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của Bài 24 chương 9 trong sách giáo khoa. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải Luyện tập Địa lí 10 Bài 24 trang 90

Cho bảng số liệu sau:

Bảng 24. Tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới giai đoạn 1990 - 2019

Năm

Sản phẩm

1990

2000

2010

2019

Dầu mỏ (triệu tấn)

3331,0

3606,0

3984,0

4485,0

Điện thoại di động (triệu chiếc)

11,2

738,2

5290,0

8283,0

a) Hãy vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện sản lượng khai thác dầu mỏ và sản xuất điện thoại di động trên thế giới giai đoạn 1990 - 2019.

b) Hãy phân tích tình hình sản xuất dầu mỏ và điện thoại di động thế giới.

Gợi ý đáp án 

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG KHAI THÁC DẦU MỎ VÀ SẢN XUẤT ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1990 - 2019

b) Nhận xét

- Sản lượng dầu mỏ trên thế giới ngày càng tăng và tăng thêm 1154 triệu tấn.

- Số lượng điện thoại tăng lên rất nhanh và tăng thêm 8271,8 triệu chiếc, tức tăng thêm 73855,4%.

Giải Vận dụng Địa lí 10 Bài 24 trang 90

Hãy thu thập tài liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các vấn đề công nghiệp ở địa phương em hoặc ở Việt Nam:

- Sự phát triển của một ngành công nghiệp.

- Tác động của công nghiệp đến môi trường (nước, đất, không khí,...).

Gợi ý đáp án

- Học sinh sưu tầm tài liệu qua sách, báo hoặc internet.

- Ví dụ: Ngành công nghiệp điện tử ở nước ta

Điện tử - điểm sáng trong sản xuất công nghiệp của Việt Nam

Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp máy tính, điện tử của Việt Nam chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm như điện thoại các loại, máy tính bảng, bo mạch chủ, màn hình, tivi, camera, thiết bị máy văn phòng và các sản phẩm quang học…

Mục tiêu là xây dựng ngành điện tử trở thành ngành công nghiệp chủ lực và tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành điện tử Việt Nam tập trung phát triển ở lĩnh vực linh kiện điện – điện tử cơ bản, các loại bản mạch in điện tử, mạch vi điện tử cho điện thoại di động, thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, máy vi tính, thiết bị ngoại vi, linh kiện, phụ tùng cho công nghiệp ôtô (thiết bị điện, chiếu sáng, điều khiển...).

Việt Nam đã vươn lên nhóm các nước xuất khẩu hàng điện tử chủ chốt, từ mức thứ 47 trong năm 2001 lên vị trí thứ 11 trong năm 2020. Đặc biệt, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong năm 2020 đạt 44,58 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2019. Xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đã được xếp hạng thứ hai trên toàn thế giới, với giá trị là 51,18 tỷ USD trong năm 2020, giảm 0,4% so với năm 2019 do ảnh hưởng dịch bệnh. Xét theo chuỗi giá trị toàn cầu, thị trường được chia thành ba phần, gồm các hoạt động thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Việt Nam chủ yếu hội nhập ở phần trung nguồn với giá trị gia tăng thấp hơn, bao gồm các cụm lắp ráp nhỏ như màn hình và các bộ phận đặc biệt, và các sản phẩm hoàn chỉnh như điện tử tiêu dùng, truyền thông và máy tính. Các thị trường xuất khẩu sản phẩm điện tử hàng đầu trong năm 2019 là Trung Quốc, tiếp theo là Việt Nam, Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia.

Việt Nam có thể tận dụng tối đa sự bùng nổ trên toàn cầu về nhu cầu máy tính, thiết bị điện tử khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Chỉ số sản xuất máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng trên 10%. Nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong quý 4 năm 2021 do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng phục vụ thông tin liên lạc cũng như phương tiện làm việc trong điều kiện giãn cách xã hội vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Liên kết tải về

pdf Địa lí 10 Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp
doc Địa lí 10 Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK