Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học Sở GD&ĐT Bình Thuận là tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2017 hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12. Thông qua việc giải đề thi sẽ giúp các bạn học sinh luyện tập và củng cố kiến thức của môn Sinh học và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi ĐH - CĐ 2017 sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học Sở GD&ĐT Thanh Hóa
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT chuyên Đại học Vinh lần 2
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Lê Hoàn, Thanh Hóa (Lần 2)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ THI THỬ NGHIỆM | KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn thi: Sinh học Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong quá trình hình thành loài mới, điều kiện địa lí có vai trò
A. làm xuất hiện các alen mới, làm phong phú vốn gen trong quần thể.
B. duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C. tác động lên kiểu gen cá thể, loại bỏ alen có hại, giữ lại alen có lợi.
D. thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo hướng xác định.
Câu 2: Trong các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên sau đây, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững?
(1) Sử dụng than đá để sản xuất điện.
(2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.
(3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.
(4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 3: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa
A. giảm tỉ lệ sinh sản trong điều kiện môi trường bị giới hạn.
B. giúp quần thể duy trì mật độ phù hợp với sức chứa của môi trường.
C. tạo hiệu quả nhóm, giúp sinh vật khai thác tối ưu nguồn sống.
D. loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể thích nghi với môi trường.
Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, nhóm linh trưởng phát sinh vào
A. kỉ Đệ tam, đại Tân sinh.
B. kỉ Đệ tứ, đại Tân sinh.
C. kỉ Đệ tam, đại Trung sinh.
D. kỉ Đệ tứ, đại Trung sinh.
Câu 5: Thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối (có tần số alen A là p, tần số alen a là q) ở trạng thái cân bằng di truyền là
A. p2AA + 2pqAa + q2aa = 1.
B. p2AA + 2pqaa + q2Aa = 1.
C. q2AA + 2pqAa + p2aa = 1.
D. q2AA + 2pqaa + p2Aa = 1.
Câu 6: Về khái niệm, cơ quan thoái hóa là cơ quan có
A. cùng nguồn gốc nhưng thực hiện chức năng khác nhau.
B. chức năng khác nhau và nguồn gốc khác nhau.
C. chức năng bị tiêu giảm hay không thực hiện chức năng.
D. cùng chức năng nhưng có nguồn gốc khác nhau.
Câu 7: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại ổn định theo thời gian là
A. môi trường sinh thái.
B. khoảng thuận lợi.
C. giới hạn sinh thái.
D. ổ sinh thái.
Câu 8: Trong kỹ thuật chuyển gen, thể truyền được sử dụng có thể là:
(1)-plasmit, (2)- E.coli, (3)- nhiễm sắc thể nhân tạo, (4)- thể thực khuẩn.
A. (1), (2). B. (1), (4).
C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (4).
Câu 9: Trong hệ sinh thái có các nhóm sinh vật: (1)- nấm, (2)-thực vật, (3)- vi khuẩn, (4)- động vật không xương sống; các loài sinh vật có vai trò phân giải xác và chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ có thể thuộc nhóm:
A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4).
Câu 10: Ví dụ nào sau đây là thành tựu của chọn giống nhờ phương pháp gây đột biến?
A. Dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm lượng đường cao.
B. Chủng vi khuẩn E. coli có khả năng tổng hợp insulin của người.
C. Cà chua có gen làm chín bị bất hoạt nên bảo quản được lâu hơn.
D. Lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp beta – carôten trong hạt.
Câu 11: Dạng đột biến điểm có khả năng làm giảm 2 liên kết hiđrô của gen là
A. thêm cặp nuclêôtit A – T.
B. mất cặp nuclêôtit A – T.
C. thêm cặp nuclêôtit G – X.
D. mất cặp nuclêôtit G – X.
Câu 12: Một trong những đặc điểm của thường biến là
A. biến đổi kiểu gen, di truyền được cho đời sau.
B. xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
C. phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính.
D. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
Câu 13: Quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất trải qua các giai đoạn
A. tiến hóa sinh học → tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học.
B. tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa hóa học.
C. tiến hóa hóa học → tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học.
D. tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học.
Câu 14: Đặc điểm không đúng ở quần thể tự phối qua các thế hệ là
A. tần số alen không thay đổi.
B. tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.
C. thành phần kiểu gen không đổi.
D. tỉ lệ dị hợp tử giảm dần.
Câu 15: Trong sơ đồ mô hình cấu trúc opêron Lac, vùng vận hành (O) là nơi
A. ARN pôlimeraza gắn vào để khởi động quá trình phiên mã.
B. thực hiện quá trình phiên mã, tạo enzim phân giải lactôzơ.
C. prôtêin ức chế liên kết để ngăn cản quá trình phiên mã.
D. tạo ra prôtêin ức chế để điều hòa quá trình phiên mã.
Câu 16: Ưu thế lai là hiện tượng con lai
A. được sử dụng để nhân giống nhằm tạo ra dòng thuần.
B. có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
C. có năng suất và sinh trưởng cao vượt trội so với bố mẹ.
D. được chọn làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống.
Câu 17: Giả sử một loài có bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội 2n = 4, trong đó, các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ là khác nhau. Theo lý thuyết, khi xảy ra đột biến thể ba, có thể có tối đa bao nhiêu dạng khác nhau?
A. 48. B. 2. C. 12. D. 24.
Câu 18: Ở một loài thực vật, alen D quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen d quy định cây thấp; theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho kết quả 25% cây thấp?
A. DD x dd. B. DD x Dd. C. Dd x dd. D. Dd x Dd.
Câu 19: Về cách li sinh sản, hiện tượng nào sau đây không cùng nhóm với các hiện tượng còn lại?
A. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo được hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
B. Ngựa vằn sống ở châu Phi không giao phối với ngựa hoang sống ở vùng Trung Á.
C. Chồn đốm phương đông và chồn đốm phương tây sống cùng khu địa lí nhưng khác mùa giao phối.
D. Sự thụ phấn không xảy ra giữa các cây khác loài do cấu tạo hoa của chúng khác nhau.
Câu 20: Có sơ đồ minh họa dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) như sau: ABCD*EFGH → ABGFE*DCH. Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào chính xác?
(1) Cơ chế của dạng đột biến trên là do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.
(2) Dạng đột biến này không làm thay đổi số lượng gen trên NST mà chỉ làm thay đổi trật tự gen trên NST.
(3) Hậu quả của dạng đột biến này có thể làm làm cho một gen nào đó đang hoạt động trở nên bất hoạt hay làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
(4) Dạng đột biến này luôn làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN trong cấu trúc của NST đó.
A. (1) đúng, (2) đúng, (3) sai, (4) đúng.
B. (1) sai, (2) đúng, (3) đúng, (4) sai.
C. (1) sai, (2) sai, (3) đúng, (4) sai.
D. (1) đúng, (2) sai, (3) đúng, (4) đúng.
Câu 21: Thông tin nào sau đây là vai trò của đột biến?
(1) Làm phát sinh các biến dị di truyền, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(2) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
(3) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
(4) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(5) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể.
A. (3) và (4). B. (1) và (3).
C. (2) và (5). D. (1) và (4).
Câu 22: Ở ruồi giấm, tính trạng thân xám, cánh thường trội hoàn toàn so với thân vàng, cánh xẻ. Lai 2 nòi ruồi giấm thuần chủng: ruồi cái thân xám - cánh thường với ruồi đực thân vàng - cánh xẻ được F1; tạp giao ruồi F1 thu được F2 có: 300 ruồi cái thân xám - cánh thường; 300 ruồi đực, trong đó gồm 135 thân xám - cánh thường, 135 thân vàng - cánh xẻ, 14 thân xám - cánh xẻ, 16 thân vàng - cánh thường. Theo lý thuyết, kết luận sai về phép lai trên là:
A. Gen quy định màu thân và đặc điểm cánh di truyền liên kết không hoàn toàn trên nhiễm sắc thể giới tính, mỗi loại giao tử hoán vị có tỉ lệ 10%.
B. Gen quy định màu thân và đặc điểm cánh liên kết không hoàn toàn trên nhiễm sắc thể giới tính X, hoán vị gen chỉ có ở ruồi cái.
C. Gen quy định màu thân và đặc điểm cánh liên kết không hoàn toàn trên nhiễm sắc thể giới tính X, tần số hoán vị gen là 10%.
D. Ở F2, ruồi cái thân xám - cánh thường có tỉ lệ 50% còn ruồi đực thân xám - cánh thường là 22,5%.
Câu 23: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả do một cặp gen khác quy định. Cho cây thân cao, quả dài thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, quả tròn thuần chủng (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho các cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, quả tròn chiếm tỉ lệ 50,64%. Biết rằng trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen với tần số như nhau. Theo lý thuyết, trong các nhận xét sau, nhận xét nào đúng với phép lai trên?
(1) F2 có 10 loại kiểu gen trong đó có 4 loại kiểu gen dị hợp 1 cặp gen.
(2) Ở F2 có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, quả tròn.
(3) Ở F2, số cá thể có kiểu gen khác với kiểu gen của F1 chiếm tỉ lệ 64,72%.
(4) F1 xảy ra hoán vị gen với tần số 8%.
(5) Ở F2, số cá thể có kiểu hình thân thấp, quả tròn chiếm tỉ lệ 24,84%.
A. (2), (3) và (5). B. (1), (2) và (5).
C. (1), (2) và (3). D. (2), (3) và (4).
Câu 24: Theo sơ đồ mô tả bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội của ruồi giấm; nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Giao tử bình thường của loài này có 4 NST.
B. Cá thể mang tế bào này thuộc giới đực.
C. Ở loài này, kì sau nguyên phân có 16 crômatit.
D. Tế bào thể ba của loài này có 9 NST.
Câu 25: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân tạo giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau, có bao nhiêu phép lai cho kết quả đời con gồm 12 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?
(1) AAaaBBbb x aaaaBbbb.
(2) AAaaBBBb x AaaaBbbb.
(3) AAaaBBBb x aaaaBBbb.
(4) AaaaBBBb x AAAaBbbb.
(5) AaaaBBbb x AaaaBBbb.
(6) AaaaBBbb x aaaaBbbb.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 26: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hợp chất cacbon được trao đổi trong quần xã sinh vật qua chuỗi, lưới thức ăn.
B. Cacbon từ môi trường vào quần xã sinh vật ở dạng CO nhờ quang hợp.
C. Cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
D. Khí CO2 trở lại môi trường chỉ từ hoạt động hô hấp của các loài sinh vật.
Câu 27: Cho lai cây hoa màu xanh với hoa màu vàng thu được F1 toàn cây có hoa màu tím. Kết quả tạp giao F1 thu được F2 như sau: 0,51cây hoa tím; 0,24 cây hoa vàng; 0,24 cây hoa xanh và 0,01 cây hoa trắng. Theo lý thuyết, trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Tính trạng màu sắc hoa do 1 gen có 4 alen tương tác.
(2) Ở F2 có 10 loại kiểu gen trong đó tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn luôn bằng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội.
(3) Khi cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 0,25 cây hoa tím; 0,25 cây hoa vàng; 0,25 cây hoa xanh; 0,25 cây hoa trắng.
(4) Cho cây hoa vàng, hoa xanh của F2 lai với nhau thu được tỉ lệ kiểu hình hoa trắng là 1/36.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 28: Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể, hình thức phân bố đồng đều có đặc điểm và ý nghĩa nào?
(1) điều kiện sống phân bố không đồng đều;
(2) điều kiện sống phân bố đồng đều, giữa các cá thể có cạnh tranh gay gắt;
(3) điều kiện sống phân bố đồng đều, giữa các cá thể không có cạnh tranh gay gắt;
(4) các cá thể tận dụng tối đa nguồn sống trong môi trường;
(5) các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường;
(6) giảm sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
A.(1), (6). B. (2), (5). C. (3), (4). D. (2), (6).
Câu 29: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y?
A. Kết quả lai thuận, lai nghịch khác nhau.
B. Biểu hiện chủ yếu ở giới dị giao tử.
C. Di truyền liên kết với giới tính.
D. Di truyền thẳng từ mẹ cho con trai.
Câu 30: Về chọn lọc tự nhiên (CLTN), nội dung nào sau đây đúng theo quan điểm tiến hóa hiện đại?
A. Chọn lọc quần thể là cấp độ quan trọng nhất và diễn ra đồng thời với chọn lọc cá thể.
B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu thứ cấp của CLTN vì phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể.
C. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen, gián tiếp làm biến đổi kiểu hình.
D. Thực chất của CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất.
Câu 31: Ở một loài thực vật, alen A quy định cây thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thân thấp. Khi cho các cây thân cao (P) giao phấn với nhau, ở đời F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là 15 cao : 1 thấp. Theo lý thuyết, trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Khi giao phấn các cây thân cao F1 thu được tỉ lệ cây cao đồng hợp là 16/25.
(2) Trong tổng số cây thân cao F1, cây có kiểu gen dị hợp là 9/15.
(3) Kết quả giao phấn F1 được F2 có tỉ lệ kiểu hình cây thân thấp là 1/64.
(4) Kết quả lai phân tích F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là 4 cây cao : 1 cây thấp.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 32: Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Phân tích lưới thức ăn trên cho thấy:
A. côn trùng cánh cứng và chim ăn hạt có mối quan hệ hợp tác.
B. chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn có tối đa 4 mắt xích.
C. trong lưới thức ăn có tối đa 6 loài thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1.
D. chim sâu là sinh vật tiêu thụ có bậc dinh dưỡng cấp 2.
Câu 33: Ở một loài côn trùng, biết một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, di truyền liên kết hoàn toàn.
Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình?
Câu 34: Ở một loài thực vật, alen A quy định hạt tròn và alen B quy định hạt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài và alen b quy định hạt trắng; hai cặp gen Aa và Bb phân li độc lập. Thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 63% hạt tròn, đỏ; 21% hạt tròn, trắng; 12% hạt dài, đỏ; 4% hạt dài, trắng. Theo lý thuyết, trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Tần số của các alen trong quần thể là: A = 0,6; a = 0,4; B = 0,5; b = 0,5.
(2) Trong tổng số cây hạt tròn, đỏ thì cây có kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 1/7.
(3) Kết quả tự thụ phấn các cây tròn, đỏ trong quần thể thu được tỉ lệ cây hạt tròn, trắng xấp xỉ 14,29%.
(4) Trong tổng số cá thể thu hoạch được, số cá thể mang 2 alen trội có tỉ lệ là 37%.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 35: Về mã di truyền, phát biểu nào sau đây sai?
A. Một bộ ba mã hóa nhiều axit amin là tính thoái hóa.
B. Mã di truyền chung cho tất cả các loài là tính phổ biến.
C. Có 61 bộ mã di truyền tham gia mã hóa axit amin.
D. Cứ 3 nuclêôtit kế tiếp nhau thì tạo thành một bộ mã.
Câu 36: Ở một loài thực vật, khi cho lai hai cây hoa trắng với nhau, đời F1 thu được toàn hoa đỏ. Kết quả giao phấn F1 được F2 phân tính theo tỉ lệ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Theo lý thuyết, nhận xét nào sau đây về F2 là không chính xác?
A. Tỉ lệ cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp trong tổng số cây hoa trắng là 4/7.
B. Tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp trong tổng số cây hoa đỏ là 4/9.
C. Các cây hoa trắng có 5 loại kiểu gen, trong đó có 3 loại kiểu gen đồng hợp.
D. Số loại kiểu gen là 9 và tỉ lệ các loại kiểu gen là 4 : 2 : 2 : 2 : 2 : 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 37: Cho phả hệ bệnh di truyền ở một gia đình như sau: Biết rằng không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ trên?
(1) Bệnh do alen lặn trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định.
(2) Những người phụ nữ bình thường trong phả hệ có kiểu gen đồng hợp trội hay dị hợp.
(3) Nếu cặp vợ chồng III1 – III2 sinh thêm 1 đứa con trai thì xác suất là đứa con này bị bệnh là 0%.
(4) Nếu người con gái IV1 lớn lên lấy chồng bị bệnh thì xác suất con của họ không mang alen gây bệnh là 1/4.
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 38: Có bao nhiêu thông tin sau phản ánh sự giống nhau giữa mối quan hệ kí sinh – vật chủ so với mối quan hệ sinh vật ăn thịt - con mồi?
(1) Là mối quan hệ một bên có lợi, một bên bị hại;
(2) Loài này vô tình làm loài khác bị hại chứ chẳng có lợi gì;
(3) Loài này muốn tồn tại phải sử dụng chất dinh dưỡng từ loài khác;
(4) Là mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 39: Trong quá trình dịch mã của sinh vật nhân thực, nội dung nào sau đây không đúng?
A. Dịch mã diễn ra ở tế bào chất, gồm hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
B. Khi quá trình dịch mã kết thúc, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit nhờ một loại enzim đặc hiệu.
C. Trong quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit, ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 5' → 3'.
D. Bước mở đầu của sự tổng hợp chuỗi pôlipeptit, cà hai tiểu đơn vị của ribôxôm gắn cùng lúc với mARN.
Câu 40: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ và alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng và alen b quy định thân thấp; các gen này nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau; không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận xét sau về đời con của phép lai AaBb x Aabb là đúng?
(1) Số loại kiểu gen là 6 và số loại kiểu hình là 4.
(2) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ, thân cao là 1/8.
(3) Có 2 loại kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen.
(4) Tỉ lệ kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ 1/4.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học
1. B 2. B 3. C 4. A 5. A 6. C 7. C 8. C 9. D 10. A | 11. B 12. B 13. D 14. C 15. C 16. C 17. D 18. D 19. A 20. B | 21. B 22. A 23. C 24. C 25. D 26. A 27. B 28. D 29. D 30. A | 31. D 32. B 33. D 34. C 35. A 36. B 37. B 38. A 39. D 40. A |