TRƯỜNG THPT LÊ XOAY | ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG |
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, Li=7, C=12, N=14, O=16, F=19, Na=23, Fe=56, Al=27, Cu=64, Zn=65, Ag=108, Pb=207, I=127, Cl=35,5, Br=80, K=39, Mg=24, Ca=40, Be=9, Sr=88, Ba=137, S=32, P=31, Mn=55, Cr=52, Ni=59.
* Học sinh không được sử dụng tài liệu (kể cả bảng tuần hoàn)
Câu 1: Cho 0,12 mol hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch chứa 0,15 mol KOH đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất khí X đơn chức làm xanh giấy quì tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 13,8 B. 13,32 C. 12,12 D. 11,4
Câu 2: Cho hỗn hợp khí X gồm 3 hiđrocacbon X1, X2, X3 thuộc 3 dãy đồng đẳng và hỗn hợp khí Y gồm O2, O3 (tỉ khối Y đối với hiđro bằng 20). Trộn X với Y theo tỉ lệ thể tích VX : VY = 1 : 4 rồi đốt cháy hỗn hợp thu được, sau phản ứng chỉ có CO2 và hơi nước với tỉ lệ thể tích tương ứg là 1,3 : 1,4. Tỉ khối của hỗn hợp X so với H2 là
A. 13. B. 23. C. 14. D. 24.
Câu 3: Cho sơ đồ dạng: X Y Z. Cho các chất sau đây: etilen, etyl clorua, ancol etylic. Số sơ đồ nhiều nhất thể hiện mối quan hệ giữa các chất trên là
A. 6 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 4: Hoà tan 22,7 gam hỗn hợp M2CO3 và M2SO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí CO2 và SO2 thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500ml dung dịch NaOH 0,3M. Kim loại M là
A. Na B. Rb C. K D. Li
Câu 5: Xenlulozơ không phản ứng với tác nhân nào sau đây ?
A. HNO3đ/H2SO4đ B. CS2+NaOH C. H2/Ni D. Cu(OH)2/NH3
Câu 6: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H6O4. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường NaOH đun nóng tạo ra một muối Y và một ancol Z. Đốt cháy Y thì sản phẩm tạo ra không có nước. X là:
A. CH3OOC-COOC2H5. B. HCOOCH2CH2OOCH.
C. HOOC-COOC2H5. D. HOOCCH2COOCH3.
Câu 7: Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
Câu 8: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1,5M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 266,67. B. 80. C. 240. D. 160.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là
A. HOOC-CH=CH-COOH. B. HO-CH2-CH2-CH2-CHO.
C. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO. D. HO-CH2-CH=CH-CHO.
Câu 10: Cho các dung dịnh chứa mỗi chất sau: HCl, CH3COOH, H2SO4, HCOOH. Nếu các dung dịnh trên có giá trị pH bằng nhau thì nồng độ của chúng giảm dần theo thứ tự
A. H2SO4 > HCl > HCOOH >CH3COOH B. H2SO4 > HCl > CH3COOH > HCOOH
C. HCOOH > CH3COOH > HCl > H2SO4 D. CH3COOH > HCOOH > HCl > H2SO4
Câu 11: Cho các trường hợp sau:
1) Cl2(k) + O2(k)
2) H2S(k) + Cl2(k)
3) SO2(dung dịch) + Cl2
4) SO2 + O2 5)H2O2 + KI
6) H2O2 +KMnO4 + H2SO4
7) SO2 + H2S 8) F2 + H2O
9)O3 + KI +H2O
10)Fe2O3 +H2SO4 đặc
Số trường hợp phản ứng mà sản phẩm có đơn chất là
A. 7 B. 9 C. 6 D. 8
Câu 12: Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(HCO3)2 0,5M và BaCl2 0,4M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 19,7 gam. B. 23,64 gam. C. 17,73 gam. D. 29,55 gam.
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp: S, FeS, FeS2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:
A. 15,145 gam B. 2,4 gam C. 18,355 gam D. 17,545 gam
Câu 14: Cho các dung dịch của các hợp chất sau: NH2-CH2-COOH (1); ClH3N-CH2-COOH (2); NH2-CH2-COONa (3); NH2-(CH2)2CH(NH2)-COOH (4); HOOC-(CH2)2CH(NH2)-COOH (5).
Số dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là:
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3.
Câu 15: Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, SO42-và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42- có trong 200 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 400 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 400 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của NO3-là
A. 0,25M. B. 0,5M. C. 0,75M. D. 1,0M.
Câu 16: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; nilon-6; poli(vinyl clorua); poli (metyl metacrylat); teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, poli (butađien-stiren). Trong đó, số polime có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 4 B. 7 C. 5 D. 6
Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 68,4 gam mantozơ. Lấy toàn bộ sản phẩm của phản ứng thủy phân cho tác dụng với lượng dư Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH nóng thì thu được x gam kết tủa. Còn nếu cho toàn bộ sản phẩm này tác dụng với dung dịch nước brom dư thì đã có y gam brom tham gia phản ứng. Vậy giá trị của x và y lần lượt là:
A. 28,8 gam và 32 gam B. 57,6 gam và 64 gam
C. 28,8gam và 64 gam D. 57,6 gam và 32 gam
Câu 18: Khi crackinh butan thu được hỗn hợp A có tỉ khối so với H2 là 16,75. Hiệu suất phản ứng crackinh là?
A. 42,865% B. 60% C. 73,13% D. 57,14%
Câu 19: Ứng với CTPT C3H9O2N có bao nhiêu đp cấu tạo khi tác dụng với dung dịch NaOH đặc nóng có khí mùi khai thoát ra?
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este đơn chức no, mạch hở cần 3,976 lít oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ. Công thức của hai chất hữu cơ trong hỗn hợp đầu là:
A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 B. HCOOC3H7 và HCOOC2H5
C. C2H5COOC2H5 và C2H5COOCH3 D. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7
Câu 21: Oxi hoá 25,6 gam CH3OH (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành hai phần bằng nhau Phần 1 tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH 1M. Hiệu suất quá trình oxi hoá CH3OH là 50%. Giá trị của m là
A. 108. B. 64,8. C. 129,6. D. 54.
Câu 22: Cho các chất CH3-CHCl2; CHCl3; CH2=CH-CH2Cl; CH2Br-CHBr-CH3; CH3-CHCl-CHCl-CH3; CH2Br-CH2-CH2Br. Số chất khi tác dụng với dung dịch NaOH loãng đun nóng tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 23: Dãy nào cho dưới đây gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch
A. Na+, Mg2+, NH4+, SO42-, Cl-, NO3-.
B. Ca2+, K+, Cu2+, NO3-, OH-, Cl-.
C. H+, Cu2+, NH4+, Fe2+, SO42-, NO3-.
D. Na+, NH4+, Al3+, SO42-, OH-, Cl-.
Câu 24: Xét các chất: đimetylete (1), ancol metylic (2), ancol etylic (3), axit axetic (4). Các chất trên được xếp theo nhiệt độ sôi tăng dần (từ trái sang phải) là:
A. 2, 1 , 3, 4 B. 1, 2, 3, 4 C. 2, 3, 4, 1 D. 2, 1, 4, 3
Câu 25: Phát biểu không đúng là:
A. Dung dịch Mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O
B. Dung dịch Fructozơ hoà tan được Cu(OH)2
C. Thuỷ phân (xúc tác, H+, nhiệt độ) Saccarozơ cũng như Mantozơ đều cho cùng một monosaccarit
D. Sản phẩm thuỷ phân xenlulozơ (xúc tác, H+, nhiệt độ) có thể tham gia phản ứng tráng gương
Câu 26: Cho từ từ dung dịch NaOH 0,1M vào 100 ml dd chứa 2 muối (MgCl2 0,1M, AlCl3 0,1M) , thấy ban đầu xuất hiện kết tủa, lượng kết tủa tăng dần đến cực đại rồi lại giảm dần đến cực tiểu. Thể tích tối thiểu của dd NaOH cần dùng là:
A. 0,6 lít hoặc 0,2 lít B. 0,4 lít hoặc 0,5 lít C. 0,6 lít D. 0,45 lít
Câu 27: Cho các dung dịch BaCl2, NaHCO3, Na2CO3, KHSO4, NaOH tác dụng với nhau từng đôi một. Số cặp chất xảy ra phản ứng hoá học ở nhiệt độ thường là
A. 4 B. 6 C. 7 D. 5
Câu 28: Thủy phân hoàn toàn m gam tetratapeptit (tạo bởi các aminoaxit cùng dãy đồng đẳng của glyxin) cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng thu được 50 gam muối. Giá trị của m là
A. 35,8 B. 25,6 C. 37 D. 36,4
Câu 29: Một bình kín dung tích 1 lít chứa 1,5 mol H2 và 1,0 mol N2 (có xúc tác và nhiệt độ thích hợp). Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 được tạo thành. Muốn hiệu suất đạt 25 % cần phải thêm vào bình bao nhiêu mol N2? (Biết nhiệt độ và dung tích bình không đổi)
A. 0,83 B. 1,5 C. 2,25 D. 1,71
Câu 30: Dung dịch X chứa 0,01 mol ClH3N-CH2-COOH, 0,02 mol CH3-CH(NH2)–COOH; 0,05 mol HCOOC6H5. Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch KOH 1M đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 14,515 gam B. 12,535 gam C. 8,615 gam D. 16,335 gam
Download tài liệu để xem thêm chi tiết.