Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Kon Tum giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, luyện giải đề thật nhuần nhuyễn, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi cuối học kì 2 năm 2022 - 2023.
Đề thi kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận 4 mức độ theo Thông tư 22, giúp thầy cô tham khảo xây dựng đề thi học kì 2 năm 2022 - 2023 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây:
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 trường TH&THCS Nguyễn Trãi, Kon Tum
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 22
PHÒNG GD&ĐT SA THẦY | BÀI KIỂM ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II |
I. Đọc hiểu (30 phút)
1. Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Chiều ngoại ô
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.
Theo NGUYỄN THỤY KHA
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1 (0,5 điểm): Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô như thế nào? (M1)
A. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp, hấp dẫn.
B. Cảnh buổi chiều hè ở vùng ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh.
C. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất ồn ào, náo nhiệt.
D. Cảnh buổi chiều ở vùng ngoại ô rất đẹp.
Câu 2 (0,5 điểm): Câu văn nào trong bài tả vẻ đẹp của ruộng rau muống? (M1)
A. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người.
B. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống.
C. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh.
D. Những hoa rau muống tím lấp lánh thì thầm trong gió.
Câu 3 (0,5 điểm): Điều gì làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô? (M2)
A. Ngắm cảnh đồng quê thanh bình.
B. Được hít thở bầu không khí trong lành.
C. Ngắm cảnh đồng quê và thả diều cùng lũ bạn
D. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm.
Câu 4 (0,5 điểm): Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? (M3)
A. Mát mẻ, mơn mởn, lấp lánh, thì thầm, mênh mông.
B. Thiết tha, ao ước, thoang thoảng, vắng lặng, chen chúc.
C. Vi vu, trầm bổng, phố xá, mềm mại, lâng lâng.
D. Vi vu, thì thầm, thoang thoảng, phố xá, trầm bổng.
Câu 5 (0,5 điểm): Từ cùng nghĩa với từ "bao la" là: (M1)
A. Cao vút
B. Bát ngát
C. Thăm thẳm
D. Mát mẻ
Câu 6 (1 điểm): Câu văn sau: "Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh." có mấy tính từ? (M4)
A. Một tính từ. Đó là: ...........................................................................................
B. Hai tính từ. Đó là: ............................................................................................
C. Ba tính từ. Đó là: .............................................................................................
D. Bốn tính từ: Đó là: ............................................................................................
Câu 7 (0,5 điểm): Câu "Những cánh diều mềm mại như cánh bướm." thuộc mẫu câu nào đã học? (M2)
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
Câu 8 (1 điểm): Thêm trạng ngữ cho câu sau, viết lại câu đã thêm trạng ngữ. (M2)
Rau muống lên xanh mơn mởn.
.................................................................................................................................
Câu 9 (1 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: (M3)
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh.
Chủ ngữ:........................................................................
Vị ngữ: .....................................................................
Câu 10 (1 điểm): Tìm hình ảnh nhân hóa trong câu văn sau? (M4)
Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.
B - KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (Nghe - viết, 15 phút)
Đường đi Sa Pa
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
Trích: Đường đi Sa Pa (TV4 - Tập II - trang 102)
II. Tập làm văn (8 điểm): 30 phút
Đề bài: Hãy tả một một con vật mà em thích.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm)
II. ĐỌC HIỂU (7 điểm)
Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Đáp án | B | C | C | A | B | B | B |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 1 | 0,5 |
Câu 6: Hai tính từ: Xanh mơn mởn, Tím lấp lánh
Câu 8 (1 điểm): Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn.
Câu 9 (1 điểm):
Chủ ngữ: Chiều hè ở ngoại ô
Vị ngữ: thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh.
Câu 10: (1 điểm):
Hình ảnh nhân hóa: đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.
B. BÀI KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (2 điểm, thời gian 15 phút)
GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra
Đường đi Sa Pa (TV4 - Tập II - Trang 102)
Viết đoạn: "Xe chúng tôi ... liễu rủ"
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định...) trừ 0,2 điểm.
II. Tập làm văn (8 điểm): 35 phút
- Yêu cầu:
- Học sinh xác định đúng đề bài, kiểu bài tả con vật: viết được bài văn hoàn chỉnh đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), kết hợp bộc lộ cảm xúc của người viết. Độ dài bài viết khoảng 12- 15 câu.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch.
- Cho điểm:
- Đảm bảo các yêu cầu trên: 8 điểm
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp với thực tế bài viết..
- Lạc đề không cho điểm.
- Lưu ý:
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ; hoặc trình bày bẩn... bị trừ 1 điểm toàn bài.
- Toàn bài kiểm tra bày sạch đẹp GV cho điểm tối đa.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Viết chính tả (nghe – viết): 2 điểm
Đánh giá, cho điểm:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn lộn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; chữ thường, chữ hoa ): trừ 0,2 điểm.
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày dơ bẩn ... bị trừ 0,2 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn: 8 điểm
- Đánh giá, cho điểm
- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:
- Học sinh viết được một bài văn thể loại tả người (có mở bài, thân bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.
- Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong miêu tả con vật.
Ma trận câu hỏi đề kiểm tra cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | ||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
1. Đọc | a) Đọc thành tiếng | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 |
|
| ||||
Câu số | 1 | 2b | 2a | 3 |
|
| ||||||
b) Đọc hiểu | Số câu | 3 | 3 | 2 | 2 |
|
|
| ||||
Câu số | 1;2;5 | 3;7;8 | 4;9 | 6;10 |
|
|
| |||||
2. Viết | a) Chính tả | Số câu | 1 |
|
|
|
| |||||
Câu số | 1 |
|
|
|
| |||||||
b) Đoạn, (bài văn) | Số câu | 1 |
|
|
|
| ||||||
Câu số | 1 |
|
|
|
| |||||||
Tổng | Số câu Đọc | 3 | 1 | 3 | 1 | 2 | 1 | 2 | 1 | 10 | 4 | |
Số câu Viết |
| 1 |
| 1 |
|
|
|
|
| 2 |