Đề kiểm tra học kì I tỉnh Đăk Lăk môn Sinh học lớp 9 - Đề thi môn Sinh

Đề kiểm tra học kì I tỉnh Đăk Lăk môn Sinh học lớp 9

Đề thi môn Sinh

UBND HUYỆN KRÔNG BUK
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9
MÔN: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Đối với thể đa bội, đặc điểm không đúng là:
A. Tế bào có số lượng ADN tăng gấp đôi
B. Sinh tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ
C. Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt
D. Không có khả năng sinh sản

Câu 2: Một gen gồm có 1800 nuclêôtít cần bao nhiêu tARN tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin do gen này quy định cấu trúc. Nếu mỗi tARN chỉ một lần tham gia vận chuyển axít amin
A. 900 B. 600 C. 300 D. Tất cả đều sai

Câu 3: Đột biến cấu trúc NST nào gây ra bệnh ung thư máu ở người?
A. Mất một đoạn trên NST số 21
B. Lặp một đoạn trên NST số 21
C. Chuyển đoạn từ NST số 21 sang NST số 23
D. Đảo đoạn trên NST giới tính X

Câu 4: Ở trâu có bộ NST lưỡng bội 2n = 50. Một nhóm tế bào đang giảm phân có 1600 NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào. Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
A. 16 tế bào. B. 24 tế bào. C. 28 tế bào. D. 32 tế bào.

Câu 5: Gen A quy định mắt đen ở người trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Chọn cặp bố mẹ phù hợp trong trường hợp khi trong gia đình có con mắt xanh và con mắt đen
A. AA x aa B. Aa x aa C. Aa x Aa D. Cả B và C đều đúng

Câu 6: Các tính trạng nào sau đây chịu tác động nhiều của môi trường?
A. Màu mắt. B. Đặt điểm lông mi. C. Hình dáng của mũi. D. Màu da.

Câu 7: Nguyên tắc bổ sung trong các cấu trúc của ADN dẫn đến kết quả:
A. A = X, G = T B. A + T = G + X C. A – G = X – T D. A + G = T + X

Câu 8: Giải thích hiện tượng cùng kiểu gen ở trẻ đồng sinh cùng trứng như thế nào?
A. Trong quá trình thụ tinh có nhiều trứng được thụ tinh cùng lúc.
B. Trong quá trình thụ tinh có những trứng giống nhau hoàn toàn cùng rụng.
C. Sau khi thụ tinh, lần nguyên phân đầu tiên hai tế bào con đã tách nhau ra hình thành nên hai hợp tử.
D. Trong một lần thụ tinh, có những trứng và tinh trùng hoàn toàn giống nhau cùng thụ tinh.

Câu 9: Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
- A – G – X – T – A – G – X – A – T – G – X –
Mạch đơn ADN nào sau là mạch bổ sung của mạch đơn trên?
A. - A – X – X – T – A – X – X – A – A– G – G –
B. - T – X – G – A – T – X – G – T – A – X –
C. - A – G – X – T – A – G – X – A – T – G – X –
D. - T – X – G – A – T – X – G – T– A – X – G –

Câu 10: Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là ai:
A. Moocgan B. Menđen C. Oatxơn và cric D. Men đen và moocgan

Câu 11: Một tế bào sinh dục mang 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là: A,a; B,b, qua giảm phân có thể cho ra những loại giao tử nào?
A. AB,Ab,aB,Bb. B. AB,Aa,aB,ab. C. AB,Ab,aB,ab. D. AA,Ab,aB,ab.

Câu 12: Thể dị bội là gì?
A. Là cơ thể mà trong tế bào có số NST nhiều hơn số NST bình thường của loài.
B. Là cơ thể mang trong nhân các tế bào xuất hiện đột biến NST.
C. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
D. Là cơ thể mà trong các tế bào giao tử có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng

Câu 13: Ở đậu hà lan tính trạng hạt vàng (A) trội hoàn toàn so với tính trạng hạt xanh (a). Tính trạng vỏ hạt trơn (B) trội hoàn toàn so với tính trạng võ hạt nhăn (b). Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích
A. AA BB x aabb B. AaBb x aabb C. AaBB x aabb D. Cả A, B & C đều đúng

Câu 14: Trong cơ thể người, loại tế bào nào có NST giới tính?
A. Tế bào sinh dưỡng
B. Tế bào sinh dục
C. Tế bào ở mô phân sinh trứng và tinh trùng
D. Cả A và B

Câu 15: Những khó khăn gặp phải trong nghiên cứu di truyền ở người là gì?
A. Người là động vật tiến hóa cao nhất nên không tổ chức thực nghiệm được.
B. Người sinh đẻ muộn và sinh ít con, đồng thời không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến.
C. Người biết nói có thể thông tin cho nhau được. Vì vậy các kết quả thực nghiệm ở người có thể bị sai lạc.
D. Số sắc tộc người trên thế giới ít hơn nhiều so với các nòi và thứ động vật, thực vật.

Câu 16: Điều nào sau đây không đúng với nhóm gen liên kết?
A. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
B. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội của loài đó.
C. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.
D. Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết.

Câu 17: Kiểu gen là gì?
A. Kiểu gen là toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
B. Kiểu gen là các nhân tố di truyền của cơ thể.
C. Kiểu gen là các cặp gen quy định tính trạng của sinh vật.
D. Kiểu gen là các nhân tố di truyền được kí hiệu bằng các chữ cái.

Câu 18: Ở người và động vật có vú, yếu tố nào quy định giới tính đực?
A. Môi trường trong và môi trường ngoài
B. NST Y trong hợp tử
C. NST X trong hợp tử
D. Cả A và B

Câu 19: Bệnh bạch tạng ở người là do:
A. Đột biến gen lặn trên NST giói tính X
B. Đột biến gen trội trên NST giới tính X
C. Đột biến gen lặn trên NST thường
D. Đột biến gen trội trên NST thường

Câu 20: Việc nghiên cứu phả hệ phải được thực hiện ít nhất qua:
A. 2 thế hệ B. 3 thế hệ C. 4 thế hệ D. 5 thế hệ

Câu 21: Nguyên nhân nào sau đây đã gây ra đột biến ở người?
A. Do ảnh hưởng của các tác nhân vật lý trong tự nhiên.
B. Do ảnh hưởng của các nhân tố hóa học và ô nhiễm môi trường.
C. Do rối loạn trao đổi chất nội bào.
D. Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng.

Câu 22: Lông ngắn là tính trạng trội hoàn toàn (S) so với tính trạng lông dài (s) ở chó. Khi lai chó lông ngắn với chó lông ngắn, ở F1 thu được tỉ lệ kiều gen chiều dài của lông là 1:2:1. Bố mẹ có kiểu gen nào trong số các kiều gen sau đây?
A. SS x ss. B. Ss x ss. C. Ss x Ss. D. Ss x SS.

Câu 23: Nguyên nhân nào gây bệnh máu khó đông?
A. Do gen trội quy định. B. Do đột biến gen gây nên.
C. Do NST bị đột biến D. Do gen lặn trên NST giới tính X quy định

Câu 24: Ở gà cá thể cái là dị giao tử. Trong 1 lứa có 5 con cái và 10 con đực . Hỏi trong lứa đó có bao nhiêu noãn nguyên bào của gà mái tham gia vào giảm phân trong quá trình phát sinh giao tử?
A. 8 B. 4 C. 15 D. 32

Câu 25: Ở ruồi giấm 2n = 8 sau 3 lần phân bào liên tiếp, số NST mới được hình thành là bao nhiêu.
A. 8 B. 56 C. 64 D. 112

Câu 26: Ở trâu có bộ NST lưỡng bội 2n = 50. Một nhóm tế bào đang giảm phân có 400 NST kép đang tiếp cận với thoi phân bào. Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
A. 4 tế bào. B. 6 tế bào. C. 8 tế bào. D. 10 tế bào.

Cau 27: Tại sao đột biến gen thường có hại?
A. Đột biến gen phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên lâu dài.
B. Đột biến gen có thể di truyền được cho thế hệ sau.
C. Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của protein mà nó mã hóa nên gây ra những thay đổi của cơ thể sinh vật
D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 28: ADN và ARN có đặc điểm giống nhau nào sau đây:
A. Có chứa 4 loại đơn phân là A,U,G,X
B. Có tính đa dạng và tính đặc thù cho loài
C. Có chứa 4 loại đơn phân là A,T,G,X
D. Cả A,B,C đều đúng

Câu 29: Ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập là:
A. Góp phần giải thích sự đa dạng của thế giới sinh vật
B. Tạo cơ sở lý luận cho khoa học chọn giống
C. Góp phần định hướng cho việc tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi đa dạng phong phú
D. Cả A, B và C đều đúng

Câu 30: Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng tại mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở:
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết.

Liên kết tải về

doc Đề kiểm tra học kì I tỉnh Đăk Lăk môn Sinh học lớp 9

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 9

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK