Trang chủ Học tập Lớp 12 Đề thi học kì 2 Lớp 12

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Hóa 12 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2023 - 2024

Ôn tập Hóa 12 giữa kì 2

Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Hóa học 12 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.

Đề cương ôn tập Hóa học 12 giữa học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 12. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Hóa học 12 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 12, đề cương ôn tập giữa kì 2 Vật lí 12.

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2023 - 2024

CHƯƠNG V: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI (từ bài ăn mòn kim loại)

A- Lý thuyế

1. Thế nào là ăn mòn kim loại? ăn mòn hoá học? ăn mòn điện hoá? điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa?.

2 . Điều chế kim loại: nguyên tắc, các phương pháp điều chế kim loại, định luật Faraday.

B- Bài tp

1. Có ba thí nghiệm sau đây:

TN1: Cho một miếng sắt sạch vào dung dịch HCl.

TN2: Cho một miếng sắt sạch vào dung dịch HCl rồi cho thêm một giọt CuSO4 . Thí nghiệm nào xảy ra ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa điện hóa?

2. Điện phân 200 ml dung dịch AgNO3 1M trong thời gian 2800 giây với cường độ dòng điện là 5A thì khối lượng bạc bám vào catot là bao nhiêu?

3 . Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng thu được 2,32 gam hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH) 2 dư thu được 5 gam kết tủa. Tính giá trị của m .

C. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Từ dung dịch MgCl2 ta có thể điều chế Mg bằng cách

A. Điện phân dung dịch MgCl2 .
B. Chuyển MgCl2 thành Mg(OH)2 rồi chuyển thành MgO rồi khử MgO bằng CO …
C. Cô cạn dung dịch rồi điện phân MgCl2 nóng chảy.
D. Dùng Na kim loại để khử ion Mg 2+ trong dung dịch.

Câu 2: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học.
B. Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ.
C. Để đồ vật bằng thép ngoài không khí ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hóa.
D. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây xát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì Sn sẽ bị ăn mòn trước.

Câu 3: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hóa?

A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm
C. Đốt dây Fe trong khí O2
D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng.

Câu 4. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là

A. thực hiện sự khử các kim loại.
B. thực hiện sự khử các ion kim loại.
C. thực hiện sự oxi hóa các kim loại.
D. thực hiện sự oxi hóa các ion kim loại.

Câu 5. Khi điều chế kim loại các ion kim loại đóng vai trò là chất:

A. khử.
B. cho proton.
C. bị khử
D. nhận proton.

Câu 6. Có thể thu được kim loại nào trong số các kim loại sau: Cu, Na, Ca, Al bằng cả 3 phương pháp điều chế kim loại phổ biến ?

A. Na.
B. Ca.
C. Cu.
D. Al.

Câu 7. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là

A. Na, Ca, Al.
B. Na, Ca, Zn.
C. Na, Cu, Al.
D. Fe, Ca, Al.

Câu 8. Từ dung dịch CuSO4 để điều chế Cu, người ta dùng

A. Na.
B. Ag.
C. Fe.
D. Hg.

Câu 9 . Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là

A. 4
B. 1
C. 2
D. 3

Câu 10. Khi cho dòng điện một chiều I=2A qua dung dịch CuCl2 trong 10 phút. Khối lượng đồng thoát ra ở catot là

A. 40 gam.
B. 0,4 gam.
C. 0,2 gam.
D. 4 gam.

Câu 11. Điện phân đến hết 0,1 mol Cu(NO3 )2 trong dung dịch với điện cực trơ, thì sau điện phân khối lượng dung dịch đã giảm bao nhiêu ga

A. ?1,6 gam.
B. 6,4 gam.
C. 8,0 gam.
D. 18,8 gam.

Câu 12. Điện phân dùng điện cực trơ dung dịch muối sunfat kim loại hoá trị 2 với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. Muối sunfat đã điện phân là

A. CuSO4 .
B. NiSO4 .
C. MgSO4 .
D. ZnSO4 .

Câu 13 . Trong quá trình điện phân, những ion âm (anion) di chuyển về

A. anot, ở đây chúng bị khử.
B. anot, ở đây chúng bị oxi hóa
C. catot, ở đây chúng bị khử.
D. catot, ở đây chúng bị oxi hóa.

Câu 14 . Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. Ca và Fe.
B. Mg và Zn.
C. Na và Cu.
D. Fe và Cu.

Câu 15: Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ) trong thời gian 15 phút, thu được 0,432 gam Ag ở catot. Sau đó để làm kết tủa hết ion Ag + còn lại trong dung dịch sau điện phân cần dùng 25 ml dung dịch NaCl 0,4M. Cường độ dòng điện và khối lượng AgNO3 ban đầu là (Ag=108)

A. 0,429 A và 2,38 gam.
B. 0,492 A và 3,28 gam.
C. 0,429 A và 3,82 gam.
D. 0,249 A và 2,38 gam.

Câu 16: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần (từ trái sang phải) là:

A. Fe, Al, Mg, Ca.
B. Fe, Mg, Ca, Al.
C. Mg, Fe, Al, Ca.
D. Al, Mg, Fe, Ca.

Câu 17: Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 được dung dịch CuSO4, FeSO4. Thêm tiếp bột sắt vào thấy bột sắt bị hòa tan, chứng tỏ:

A. tính oxi hóa:Cu2+> Fe3+ > Fe2+.
B. tính oxi hóa: Cu2+ < Fe2+ < Fe3+.
C. tính khử: Fe> Cu > Fe2+.
D. tính oxi hóa: Fe2+ < Fe < Cu.

Câu 18: Vai trò criolit trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy là

A. tăng hiệu suất điện phân.
B. hạ nhiệt độ nóng chảy chất điện phân.
C. giảm sự hao mòn điện cực.
D. nâng cao chất lượng sản phẩm.

Câu 19: Nguyên liệu dùng để sản xuất Al trong công nghiệp là

A. Al2(SO4)3.
B.AlCl3.
C. Al2O3.2H2O.
D. Na3AlF6.

Câu 20: Phèn chua có công thức là

A. Al2(SO4)3.12H2O.
B. CuSO4.5H2O.
C.KAl(SO4)2.12H2O.
D.KCr(SO4)2.12H2O.

Câu 21: So với sắt, các dụng cụ bằng vật liệu Al, khá bền trong không khí đó là do nhôm:

A. chỉ phản ứng mạnh ở nhiệt độ cao.
B. có lớp Al2O3 mỏng, cách li với môi trường.
B. bị thụ động hóa với các chất khí.
D. liên kết kim loại trong mạng tinh thể rất bền.

Câu 22: Dãy nào sau đây gồm các chất đều lưỡng tính?

A. ZnO, Ca(OH)2,KHCO3.
B. Al2O3, BeO, KHCO3.
C. Al2O3, Al(OH)3,KHSO4.
D. ZnO, Ca(OH)2, K2CO3.

Câu 23: Nhôm phản ứng với dung dịch NaOH, vai trò của:

A. NaOH là chất oxi hóa.
B. Nước là chất oxi hóa.
C. NaOH là chất khử.
D. Nước là môi trường.

Câu 24: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, nhôm ở vị trí:

A. ô27, chu kì 3, nhóm IIIA.
B. ô 13, CK 3, nhóm IIIA.
C. ô13, CK 4, nhóm IIIA.
D. ô 27, CK 4, nhóm IIIA.

...............

B. TỰ LUẬN

Câu 74: Cho 150 ml dd NaOH 0, 7M tác dụng với 100 ml dd Al2(SO4)3 0, 1M. Tính pH của dd sau phản ứng

Câu 75: Cho a mol NaOH vào dd có 0, 05 mol AlCl3, thu được 0, 04 mol kết tủa Al(OH)3. Giá trị lớn nhất của a là

Câu 76: Hòa tan 4, 59 gam Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16, 75. Thể tích NO và N2O thu được ở đktc theo thứ tự là

Câu 77: Cho dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch có 0, 1 mol NaOH và 0, 3 mol Na[Al(OH)4], thu được 15, 6 gam kết tủa Al(OH)3. Giá trị lớn nhất của a là

Câu 78: Thực hiện p/ứng nhiệt nhôm với hỗn hợp 0,4 mol Al và 0,3 mol Fe2O3 thu được 0, 2 mol Fe. Hiệu suất phản ứng là

Câu 80: Trộn 0, 54 gam bột Al với bột CuO và Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (không có không khí). Hòa tan hỗn hợp thu được bằng dung dịch HNO3 dư được V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và NO2, với tỉ lệ mol tương ứng là 1:3. Giá trị V là

Câu 81: Thêm V ml dung dịch Ba(OH)2 0, 1M vào 300 ml Al2(SO4)3 0, 05M. Tính V để khối lượng kết tủa thu được ban đầu không đổi

Câu 82: Một dung dịch chứa x mol hay NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa y mol HCl. Điều kiện để sau phản ứng có kết tủa là

Câu 83: Cho dd chứa 0,6 mol HCl vào 300 ml dung dịch NaAlO2 1M thu được kết tủa là

Câu 84: Cho 6, 84 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm M và Al vào nước thấy tan hết, thu được dung dịch A và 4, 032 lít H2 (đktc). Cho CO2 dư vào dung dịch A xuất hiện 6, 24 gam kết tủa. Kim loại M là

Câu 85: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dd HNO3 loãng, được hỗn hợp khí gồm 0,15 mol N2O và 0,1 mol NO. m là

Câu 86: Hỗn hợp Na, Ba (số mol bằng nhau), cho vào nước thoát ra V lít khí H2 (đktc). Trung hòa dung dịch thu được cần 300 ml dung dịch H2SO4 0, 5M, đồng thời có m gam kết tủa. Giá trị V và m (theo thứ tự) là:

Câu 87: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Ca và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20%, thu được dung dịch Y. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch Y là 12, 03%. Nồng độ phần trăm của CaCl2 trong dung dịch Y là:

Câu 88: Nung 20 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 đến khối lượng không đổi được 16, 9 gam chất rắn. % khối lượng NaHCO3 trong hỗn hợp là:

Câu 89: Hấp thụ hoàn toàn 3, 36 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X. Thêm dung dịch CaCl2 (dư) vào dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối?

Câu 90: Cho V lít CO2 (đktc) hấp thụ hết với 250 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch A. Cho BaCl2 vào dung dịch A thu được 39, 4 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:

Câu 91: Cho Mg kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thu được 2, 24 lít (đktc) khí NO duy nhất. Khối lượng Mg tham gia phản ứng là:

Câu 92: Điện phân dung dịch chứa a mol NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn) hiệu suất 75%, thu được dung dịch A. Nhiệt phân hoàn toàn b mol KHCO3 được khí B. Cho toàn bộ B vào dung dịch A. Biết dung dịch tạo thành vừa tác dụng với CaCl2 vừa tác dụng được với KOH. Sự tương quan giữa a, b là:

A. b<3a < 2b. B. 4b < 3a < 8b. C. 2b < 3a < 4b. D. 0, 5b < 2a < b.

Câu 93: Cho 10 gam hỗn hợp các kim loại Mg và Cu tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư thu được 3,733 lit H2(đkc). Thành phần % của Mg trong hỗn hợp là:

Câu 94: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là.

Câu 95: Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là?

Câu 96: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là

Câu 97. Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dd H2SO4 loãng dư, cô cạn dd thu được 6,84 gam muối khan. Kim loại là?

Câu 98: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là ?

Câu 99. Nhiệt phân hoàn toàn 3,5 gam một muối cacbonat kim loại hoá trị 2 thu được 1,96 gam chất rắn. Muối cacbonat của kim loại đã dùng là ?

Câu 100. Cho 0,425 (g) hh hai kim loại kiềm ở hai chu kì kế tiếp hòa tan trong nước thu được 0,328 (lit) H2 ở điều kiện chuẩn. Hai kim loại là:

Câu 101. Hoà tan 58 gam CuSO4.5H2O vào nước được 500ml dung dịch CuSO4. Cho dần dần mạt sắt vào 50 ml dung dịch trên, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch hết màu xanh thì lượng mạt sắt đã dùng là:

Câu 102: Ngâm một lá Fe trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy lá Fe ra rửa nhẹ làm khô, đem cân thấy khối lượng tăng thêm 1,6 gam. Khối lượng Cu bám trên lá Fe là bao nhiêu gam?

Câu 103 :Cho 1,92 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,1M và H2SO4 0,16M. Thể tích X (tỉ khối hơi so với H2 là 15) sinh ra ở đktc là:

Câu 104: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO, Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là

Câu 105: Cho 17,94 gam hai kim loại kiềm A, B (2 chu kì liên tiếp) tan hết trong 500 gam H2O thu được 500 ml dd C (D = 1, 03464 g/ml). A, B là 2 kim loại:

Câu 106: Điện phân nóng chảy muối MCl thu được 0,56 lít khí ở anot (đktc) và 1,15 gam kim loại ở catot. Muối là:

Câu 107: 4,6 gam Na tác dụng với 8 gam khí Cl2 (hiệu suất 100%), sản phẩm thu được có khối lượng:

Câu 108: Trộn dung dịch X chứa 0, 15 mol KHCO3 và 0, 05 mol Na2CO3 với dung dịch Y chứa 0, 08 mol Ba(OH)2 và 0,14 mol BaCl2. Số mol kết tủa thu được bằng:

Câu 109: Cho 3, 36 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 1, 25M, dung dịch thu được chứa:

Câu 110: Thêm m gam K2O vào 300 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0, 1M và NaOH 0, 1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0, 1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là:

..................

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 Hóa 12

Liên kết tải về

pdf Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2023 - 2024
doc Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2023 - 2024 1

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK