Trang chủ Học tập Lớp 6 Đề thi học kì 2 Lớp 6

Đề cương học kì 2 môn Văn 6 Cánh diều năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều

Ôn thi học kì 2 lớp 6 môn Văn năm 2023 - 2024

Đề cương học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều năm 2023 - 2024 gồm 2 bộ, tổng hợp những kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình.

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024:

Đề cương học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều - Bộ 1

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1: Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập hai.

Câu 2: Nêu nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6, tập hai.

=> Gộp câu 1, câu 2 thành Phiếu học tập sau:

Thể loại

Tên văn bản

Nội dung chính của văn bản

Truyện

(truyện đồng thoại, truyện Puskin, truyện An-đéc-xen)

Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)

- Kể về chú Dế Mèn kiêu căng, hống hách nhưng biết ân hận trước những việc làm không đúng.

- Đem đến bài học về lối sống thân ái, chan hòa; yêu thương giúp đỡ bạn bè; cách ứng xử lễ độ, khiêm nhường; sự tự chủ; ăn năn hối lỗi trước cử chỉ sai lầm...

Ông lão đánh cá và con cá bàng (Pu-skin)

Thông qua câu chuyện của ông lão đánh cá hiền lành song nhu nhược cùng mụ vợ tham lam, độc ác, truyện ca ngợi lòng nhân hậu, sự đền đáp dành những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.

Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)

Qua câu chuyện về cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn và bất hạnh trong đêm giao thừa, tác giả muốn gửi gắm thông điệp giàu tính nhân văn: hãy yêu thương và hãy để trẻ thơ được sống trong hạnh phúc.

Thơ

(thơ có yếu tố tự sự, miêu tả)

Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

Lượm (Tố Hữu)

Hình ảnh hồn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.

Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp)

Bài thơ khẳng định ngoại hình không quan trọng và đem đến bài học không nên đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Mỗi người hãy tự tin về những giá trị của bản thân.

Văn nghị luận

(nghị luận xã hội)

Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

Động vật có vai trò vô cùng quan trọng với con người và môi trường sinh thái.

- Chúng ta cần phải đối xử thân thiện với động vật, yêu quý và bảo vệ động vật như bảo vệ ngôi nhà chung của Trái đất.

Khan hiếm nước ngọt

Khẳng định tầm quan trọng của nước ngọt và ý nghĩa của việc tiết kiệm nước ngọt.

Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

Văn bản nêu những lợi ích của việc nuôi một thú cưng trong nhà. Từ đó đồng tình với quan điểm nên nuôi một con vật khi nhà có trẻ con.

Truyện

(truyện ngắn)

Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

- Truyện cho thấy tình cảm trong sáng, hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu của em gái đã giúp người anh nhận ra sự hạn chế của chính mình.

- Truyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đặc biệt với lứa tuổi học sinh phải biết vượt lên sự hạn chế của bản thân để hướng tới điều hoàn thiện về nhân cách.

Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh)

Truyện ca ngợi, đề cao tình cảm vô tư, trong sáng của tình bạn. Qua đó, truyện đem đến bài học về cách ứng xử điềm tĩnh, tích cực khi giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè.

Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn)

Câu chuyện giàu ý nghĩa giáo dục con người về lòng nhân hậu, yêu thương động vật. Đồng thời nhắn nhủ mọi người phải suy nghĩ kĩ trước khi hành động để không hối hận.

Văn bản thông tin

(thuật lại sự kiện theo nguyên nhân - kết quả)

Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

- Ghi lại quá trình ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng .

- Cho thấy tài năng, tình yêu Tổ quốc sâu sắc của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Thể hiện niềm cảm mến, trân trọng của tác giả với bài hát và người nghệ sĩ tài hoa Phạm Tuyên.

Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

- Những nguyên nhân chính giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng.

- Thái độ trân trọng, ngưỡng mộ và khâm phục của tờ báo Smmsport đối với bóng đá Việt Nam.

Những phát minh "tình cờ và bất ngờ"

- Sự ra đời không ngờ đến của một số phát minh.
- Dù là phát minh ra đời sau quá trình nghiên cứu dài lâu hay do tình cờ bất ngờ, nếu đem lại giá trị cho cuộc sống con người thì đều đáng được trên trọng.

Câu 3: Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc các thể loại ở học kì II:

Thể loại

Chú ý về cách đọc

Truyện

(Truyện đồng thoại, truyện của Pu-skin, truyện An-đéc-xen)

- Xác định những sự việc được kể, đâu là sự việc chính.

- Nhận biết được loài vật được tác giả nhân hoá trong truyện.

- Chỉ ra những đặc điểm của nhân vật trong truyện vừa có đặc điểm của loài vật, vừa có tính cách như con người.

- Rút ra được bài học cho bản thân.

Thơ

(Thơ có chứa yếu tố tự sự, miêu tả

- Xác định được lời người kể chuyện

- Xác định được các nhân vật và sự kiên, chi tiết miêu tả gắn với từng nhân vật

- Hiểu được mối quan hệ giữa các chi tiết; sự vận động của cốt truyện và cảm xúc.

- Có kĩ năng suy luận để nhận biết được những thông tin hàm ẩn.

Văn nghị luận (nghị luận xã hội)

- Nhận biết vấn đề mà tác giả nêu trong văn bản.

- Chỉ ra được các lí lẽ và bằng chứng cụ thể mà người viết đã sử dụng để làm sáng tỏ ý kiến.

- Nhận xét được các lí lẽ, bằng chứng (rõ ràng, chặt chẽ, tiêu biểu, phong phú, có sức thuyết phục,…)

- Nêu được ý nghĩa của vấn đề mà văn bản đặt ra với mọi người.

- Nhận biết được thái độ, tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản.

Truyện ngắn

- Xác định những sự việc được kể, đâu là sự việc chính.

- Nhận biết tính cách nhân vật qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, tâm lí,, hành động và lời nói.

- Nhận biết được lời của người kể chuyện và lời của nhân vật; tình cảm của nhà văn.

- Rút ra đề tài, chủ đề của truyện.

- Rút ra được bài học cho bản thân.

Văn bản thông tin (thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả)

- Chỉ ra sự kiện được nêu trong văn bản và mục đích của người viết văn bản đó.

- Nhận biết được trật tự triển khai nội dung thông tin (theo mối quan hê nguyên nhân – kết quả)

- Nêu được đặc điểm và tác dụng của hình thức trình bày văn bản (nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản; phần chữ và phần hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,…)

- Hiểu được sự liên quan của vấn đề nêu lên trong văn bản đối với cuộc sống cộng đồng và cá nhân người đọc.

Câu 4: Thống kê các văn bản văn học (truyện, thơ) đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6. Từ đó, nhận xét sự khác biệt về đặc điểm hình thức của mỗi thể loại ở hai tập sách.

Gợi ý

Thể loại

Tập

Tên văn bản

Sự khác biệt về đặc điểm hình thức của thể loại ở hai tập sách

Truyện

Tập 1

Thánh Gióng

Hướng đến thể loại truyền thuyết, cổ tích

Thạch Sanh

Sự tích Hồ Gươm

Tập 2

Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)

Hướng đến thể loại truyện đồng thoại và truyện ngắn.

Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin)

Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh)

Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn)

Thơ

Tập 1

À ơi tay mẹ (Bình Nguyên)

Tập trung vào thể loại lục bát.

Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương)

Ca dao Việt Nam

Tập 2

Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)

Tập trung vào thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.

Lượm (Tố Hữu)

Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp)

Câu 5: Thống kê các văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6. Từ đó, nhận xét sự khác biệt về nội dung đề tài của mỗi loại văn bản ở hai tập sách.

Gợi ý

Thể loại

Tập

Tên văn bản

Sự khác biệt về nội dung đề tài của thể loại ở hai tập sách

Văn bản nghị luận

Tập 1

Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh)

Văn bản nghị luận văn học.

Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị)

Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu)

Tập 2

Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?(Theo Kim Hạnh Bảo, Trần Nghị Du)

Văn bản nghị luận xã hội.

Khan hiếm nước ngọt (Theo Trịnh Văn)

Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?(theo Thuỳ Dương)

Văn bản thông tin

Tập 1

Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự kiện được thuật lại theo trật tự thời gian.

Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập" (Bùi Đình Phong)

Giờ Trái Đất

Tập 2

Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng (theo Nguyệt Cát)

Sự kiện được thuật lại theo mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

Những phát minh " tình cờ và bất ngờ"

VIẾT

Câu 6: Thống kê tên các kiểu văn bản đã được luyện viết trong sách Ngữ văn 6, tập 2.

Câu 7: Nêu và chỉ ra mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu cầu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 6, tập hai.

=> Gộp câu 6, câu 7 thành Phiếu học tập chung:

Bài học

(Học kì II)

Nội dung đọc hiểu

Yêu cầu phần viết

(kiểu văn bản được luyện viết)

Mối quan hệ giữa nội dung đọc hiểu và yêu cầu viết

Bài 6

Truyện (Truyện đồng thoại, truyện của Pu-skin, truyện của An-đéc-xen)

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ

(văn tự sự)

- Đọc hiểu văn bản truyện giúp chúng ta biết cách phải xác định nhân vật, cốt truyện, các sự việc tiêu biểu khi viết bài văn tự sự (kể lại trải nghiệm đáng nhớ).

- Nội dung của văn bản đọc hiểu “Bài học đường đời đầu tiên” cũng là minh hoạ cho việc kể lại trải nghiệm đáng nhớ.

Bài 7

Thơ (thơ có yếu tố tự sự, miêu tả)

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

(văn biểu cảm)

- Đọc hiểu văn bản thơ có yếu tố tự sự, miêu tả giúp HS có nắm rõ được nội dung và nghệ thuật của văn bản thơ, để từ đó phục vụ cho việc viết đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự , miêu tả (suy nghĩ, cảm xúc về đặc sắc nội dung và nghệ thuật bài thơ)

Bài 8

Văn bản nghị luận (nghị luận xã hội)

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

(văn nghị luận)

- Các văn bản đọc hiểu trong bài 8 là những văn bản trình bày ý kiến của tác giả về một hiện tượng đời sống: việc đối xử với động vật; việc sử dụng nước ngọt; việc nuôi các vật nuôi trong nhà.

- Thông qua đọc hiểu các văn bản thông tin, HS học được cách đưa ra lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục, bảo vệ ý kiến của mình, từ đó phục vụ cho việc viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.

Bài 9

Truyện (truyện ngắn)

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

(văn miêu tả)

Đọc hiểu văn bản truyện ngắn sẽ giúp ta học tập được cách sử dụng yếu tố miêu tả trong viết văn, giúp ích cho viết bài văn tả cảnh sinh hoạt theo phương thức miêu tả.

Bài 10

Văn bản thông tin (thuật lại một sự kiện theo nguyên nhân – kết quả)

Tóm tắt văn bản thông tin, Viết biên bản

- Đọc hiểu văn bản thông tin để nắm được cách triển khai thông tin của văn bản, từ đó sẽ có hướng tóm tắt khi thực hành.

....

Đề cương học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều - Bộ 2

1. Nội dung ôn tập

a. Đọc hiểu văn bản:

Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu đã học là:

- Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài): Bài học đầu tiên của Dế Mèn khi gián tiếp hại chết Dế Choắt: ở đời không nên hung hăng, bậy bạ, nghịch ranh, ích kỷ để mang tai họa đến cho người khác và cho cả chính mình.

- Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin): Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc như mụ vợ từ đó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một xã hội công bằng: kể xấu xa, tham lam, bội bạc cuối cùng sẽ bị trừng trị.

- Cô bé bán diêm (An-đec-xen): Số phận của cô bé đáng thương, vạch trần xã hội lạnh lùng vô cảm, thể hiện tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ.

- Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ): Một đêm anh đội viên chứng kiến cảnh Bác không ngủ vì thương cán bộ, lo việc nước từ đó thể hiện tình cảm của người cha dành cho dân tộc cũng như tình cảm kính trọng của anh đội viên với Bác.

- Lượm (Tố Hữu): Hình ảnh hồn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tinh cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.

- Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp): Gấu con xấu hổ về đôi chân kiềng của mình nhưng sau khi nghe lời mẹ, cậu trở nên tự tin hơn, không hề xấu hổ mà vô cùng tự hào

- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? (Kim Hạnh Bảo - Trần Nghị Du): Nêu lên những lí do mà chúng ta cần đối xử thân thiện với động vật.

- Khan hiếm nước ngọt (Theo Trịnh Văn): Thực trạng khan hiếm nước ngọt và kêu gọi mọi người sử dụng hợp lí.

- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? (Theo Thùy Dương): Nêu lên lợi ích của việc nên nuôi vật nuôi trong nhà.

- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): Người anh và cô em gái có tài hội họa, lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

- Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh): Câu chuyện mà nhân vật tôi không lường trước được đó là trong một lần đá bóng, nhân vật tôi xảy ra xích mích với Nghi. Cứ nghĩ cả 2 sẽ đánh nhau một trận ai ngờ họ lại trò chuyện vui vẻ và trở thành những người bạn tốt.

- Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn): Cậu bé nhờ bố bắt một chú chim chích bông mắc kẹt khiến Dế Vần- người bố nhớ lại kỉ niệm xưa vô tình bắt chú chim chích bông con xa mẹ phải chết để người con rút ra bài học cho mình.

- Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng (Theo Nguyệt Cát): Sự kiện ra đời bài hát Như có bác Hồ để kỉ niệm ngày lễ mừng chiến thắng 30-4 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? (Theo thethaovanhoa.vn): Những lí do để đội tuyển bóng đá đem lại chiến thắng ở Sea Game U22.

- Những phát minh tình cờ và bất ngờ (Theo khoahoc.tv): Sự ra đời không ngờ đến của một số vật dụng (đất nặn, giấy nhớ, que kem, lát khoai tây chiên).

b. Viết:

Các kiểu văn bản đã được luyện viết:

  • Văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.
  • Văn bản nghị luận xã hội.
  • Tóm tắt văn bản thông tin.
  • Viết biên bản.

c. Nói và nghe:

- Nói:

  • Kể lại được câu chuyện mà mình muốn kể.
  • Biết cách ngắt ngừng, nhấn mạnh vào trọng tâm câu chuyện.
  • Câu chuyện nói phải được miêu tả rõ ràng mạch lạc, nêu ra được vấn đề thảo

- Nghe:

  • Nắm được nội dung trình bày của người khác.
  • Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.

d. Tiếng Việt:

Các nội dung tiếng Việt được học là:

  • Từ láy, từ ghép.
  • Cụm từ (cụm danh từ, cụm tính từ,...).
  • Thành ngữ.
  • Hoán dụ.
  • Mở rộng chủ ngữ.
  • Từ Hán Việt.
  • Trạng ngữ.
  • Dấu ngoặc kép.
  • Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu.

2. Đề ôn tập

I. Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

01/6/2021

…Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch, với số ca mắc ghi nhận nhiều nhất nước và vẫn đang tăng hằng ngày, vẫn chưa tới đỉnh dịch.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, tính đến 17h30 ngày 30-5 tỉnh đã ghi nhận 2.216 ca mắc COVID-19. Ngoài ra, có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải cách ly tập trung.

Dự báo F0 sẽ tiếp tục tăng, đời sống người dân đang bị đảo lộn khi 8/10 huyện thị của Bắc Giang phải giãn cách xã hội theo chỉ thị 16, mà mùa vải đang sắp vào chính vụ...

Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch. Thiếu nhân lực, vật lực, tỉnh phải huy động cả sinh viên trường y vào cuộc. Và trong những ngày khó khăn, y bác sĩ từ Yên Bái, Hải Dương, Quảng Ninh, TP.HCM, Nha Trang... đã đến chi viện cho Bắc Giang.

…Nhưng đằng sau những tin tức tích cực ấy là sự hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu - những "chiến sĩ" áo trắng tình nguyện xa nhà chống dịch, xa cha mẹ già, con thơ, chống chọi với cái nóng hầm người, rát da, nóng đến mất nước trong bộ đồ bảo hộ kín mít...

Nhiều người kiệt sức ngất xỉu, có người mệt nhoài ngã bên vệ đường mà ngủ. Có người để lại con nhỏ ở nhà, đứa trẻ thấy mẹ trên tivi đã bật khóc: "Mẹ ơi sao mẹ chưa về"...

Tất cả họ đều đang phải tạm biệt gia đình, "cấm trại" tại bệnh viện và các điểm ăn ở tập trung chống dịch, nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày….

(Theo tuoitre.vn)

Ghi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):

Câu 1. Đoạn trích không cung cấp cho người đọc thông tin nào?

A. Bắc Giang đang là điểm nóng nhất của dịch bệnh, với số ca mắc Covid- 19 tăng nhanh.
B. Những hy sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ.
C. Có trên 17.100 trường hợp F1 cùng hàng chục ngàn người phải cách ly tập trung.
D. Đồng bào cả nước đều hướng về tâm dịch Bắc Giang.

Câu 2. Những từ nào chuyên dùng trong lĩnh vực y tế?

A. Chi viện
B. Gia đình
C. Xã hội
D. Bệnh viện

Câu 3. Câu nào sau đây có thành phần trạng ngữ?

A. Tất cả họ đều đang phải tạm biệt gia đình, "cấm trại" tại bệnh viện và các điểm ăn ở tập trung chống dịch, nguy cơ lây nhiễm rình rập hằng ngày….
B. Từ khi dịch bùng phát, các y bác sĩ tại chỗ căng mình ra chống dịch.
C. Nhiều người kiệt sức ngất xỉu, có người mệt nhoài ngã bên vệ đường mà ngủ.
D. Có người để lại con nhỏ ở nhà, đứa trẻ thấy mẹ trên tivi đã bật khóc: "Mẹ ơi sao mẹ chưa về"...

Câu 4. Chức năng của trạng ngữ được xác định ở câu hỏi 3 là gì?

A. Chỉ thời gian
B. Chỉ mục đích
C. Chỉ địa điểm
D. Chỉ phương tiện

Câu 5. Phương án nào nêu đúng nhất ý nghĩa của cách gọi y bác sĩ là “những chiến sĩ áo trắng” trong đoạn trích?

A. Ca ngợi y bác sĩ với chiếc áo blu trắng đang tham gia chống đại dịch.
B. Ca ngợi y bác sĩ cống hiến, hy sinh thầm lặng trong trận chiến chống đại dịch.
C. Ca ngợi y bác sĩ sẵn sàng xa nhà trong trận chiến chống đại dịch.
D. Ca ngợi y bác sĩ đã làm việc kiệt sức trong trận chiến chống đại dịch.

Câu 6. Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Trong đó có sử dụng trạng ngữ.

Câu 7. Đoạn trích gửi gắm những thông điệp gì? (Trình bày 1 đoạn văn từ 5 -> 7 câu).

II. Viết (6,0 điểm)

Viết bài văn tả lại một giờ ra chơi (hoặc một giờ học) mà em hứng thú.

ĐÁP ÁN

I. Đọc hiểu

- Câu 1 đến câu 5 mỗi đáp án đúng được tối đa 0.5 điểm.

12345
DDBAB

- Câu 6: Tối đa được 0.5 điểm.

ĐiểmTiêu chíGhi chú

0.5

- Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có sử dụng trạng ngữ. (0,25)

- Nội dung: bày tỏ cảm xúc chân thật, xúc động của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. (0,25)

- Đặt một câu bày tỏ cảm xúc của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch. Trong đó có sử dụng trạng ngữ.

0.25

- Đảm bảo ½ yêu cầu:

+ Đảm bảo hình thức 1 câu văn: có đủ CN-VN, có sử dụng trạng ngữ.

+ Nội dung: bày tỏ cảm xúc chân thật, xúc động của em về những y bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch.

0

- HS chưa đặt được hoặc đặt câu không đúng yêu cầu.

- Câu 7: Tối đa được 1 điểm.

ĐiểmTiêu chíGhi chú

1

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)

- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25)

- HS nêu được những thông điệp chính, sâu sắc qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích: nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và cảm phục, biết ơn đội ngũ y bác sĩ....(0,5)

- Nội dung: Nêu được những thông điệp qua đoạn trích.

- Hình thức: Một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.

0.75

- HS viết đúng thể thức 1 đoạn văn (bắt đầu bằng chữ cái viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng), đảm bảo dung lượng từ 5 đến 7 câu. (0,25)

- Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong trong sáng, mạch lạc. (0,25)

- HS nêu được những thông điệp chính qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích: nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và cảm phục, biết ơn đội ngũ y bác sĩ....(0,25)

0.5

- HS viết đúng thể thức một đoạn văn, còn mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. (0.25).

- Nêu được thông điệp chính nhưng chưa đầy đủ (0.25).

0.25

- Trình bày bằng một đoạn văn nhưng chưa đủ câu theo yêu cầu, chưa khoa học, còn mắc nhiều lỗi về chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa.

- HS nêu được một thông điệp qua cảm nhận của bản thân từ đoạn trích.

0

- Còn gạch ý mà không viết đoạn hoặc không làm.

- HS chưa nêu đúng thông điệp nào gắn với đoạn trích hoặc chưa làm.

II. Viết

Tiêu chíNội dung/Mức độĐiểm
1Đảm bảo cấu trúc bài văn (theo kiểu bài yêu cầu trong đề)0,5
2Xác định đúng vấn đề (cần giải quyết theo yêu cầu của đề)0,5
3Triển khai vấn đề (theo yêu cầu của đề)3,5
(Cần chi tiết hóa điểm cho mỗi ý cụ thể khi triển khai vấn đề và thống nhất trong Hội đồng chấm kiểm tra nhưng vẫn phải đảm bảo tính linh hoạt khuyến khích tư duy sáng tạo của HS)
4Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.0,5
5Sáng tạo1

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương!

Liên kết tải về

zip Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK