Đề cương ôn tập giữa kì 2 Giáo dục địa phương 7 Hà Nội năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm giới hạn lý thuyết kèm theo một số câu hỏi ôn luyện.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Giáo dục địa phương 7 Hà Nội giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Giáo dục địa phương 7 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 7, đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7, bộ đề thi giữa kì 2 Toán 7.
Đề cương giữa kì 2 Giáo dục địa phương 7 năm 2022 - 2023
TRƯỜNG THCS…….. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II |
I. Nội dung ôn thi giữa kì 2 GDĐP 7
- CHỦ ĐỀ 5:
- Tên gọi, vị thế của Hà Nội từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XIX
- Nêu được Hà nội trong các thời kì có tên gọi như thế nào?
- Hiểu biết về tên gọi của Hà Nội qua các thời kì. Tìm hiểu làng nghề truyền thống Hà Nội.
- Trách nhiệm của công dân – học sinh đối với truyền thống thanh lịch, văn minh của Thủ đô?
- CHỦ ĐỀ 6
- Nhân dân Hà Nội cùng nhân dân cả nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc Thế kỉ X đến thế kỉ XIX
- Tìm hiểu về lịch sử nhân dân cả nước chông giặc ngoại xâm như thế nào?
- Chứng minh rằng: “về mặt chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, Hà Nội thực sự là thủ đô anh hùng của một dân tộc anh hùng. Lịch sử đánh giặc của Hà Nội là một khúc tra hùng tráng trong bản trường ca anh hùng của dân tộc”
II. Một số câu hỏi ôn tập giữa kì 2 GDĐP 7
Câu 1: Có một địa chỉ ở Hà Nội sẽ mãi đi vào lịch sử dân tộc. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là địa chỉ nào?
a. 90 Thợ Nhuộm.
b. 5D Hàm Long.
c. 48 Hàng Ngang.
Câu 2: Sau chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972, Hà Nội được ngợi ca là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”. Bạn hãy cho biết, trận “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân Hà Nội diễn ra trong khoảng thời gian nào?
a. Từ đêm ngày 18-12 đến đêm 29 rạng sáng ngày 30-12-1972.
b. Từ chiều ngày 18-12 đến đêm 29 rạng sáng ngày 30-12-1972.
c. Từ sáng ngày 19-12 đến rạng sáng ngày 31-12-1972.
Câu 3: Thành phố Hà Nội trở thành thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào?
a. Năm 1975.
b. Năm 1976.
c. Năm 1977.
Câu 4: Một làng cổ nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, còn được gọi là “Làng hai Vua” - quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, được nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 2006 có tên là gì?
a. Làng Nhị Khê.
b. Làng Mai Động.
c. Làng Đường Lâm.
Câu 5: Bạn cho biết Hà Nội vinh dự đón nhận danh hiệu “Thủ đô anh hùng” vào dịp nào?
a. Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.
b. Kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đô.
c. Kỷ niệm 995 năm Thăng Long - Hà Nội.
Câu 6: Ngày 16-7-1999, Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh “Thành phố vì hòa bình” vì có nhiều dự án khả thi hướng tới các tiêu chí mà UNESCO đặt ra. Đó là tiêu chí về những lĩnh vực nào?
a. Bình đẳng trong cộng đồng.
b. Xây dựng đô thị, giữ gìn môi trường sống.
c. Thúc đẩy phát triển văn hóa giáo dục, chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ.
d. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7. Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ra đời với mục tiêu lấy nguồn lực văn hóa và sáng tạo văn hóa làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững. Hà Nội được công nhận là thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực gì?
a. Lĩnh vực Thủ công và nghệ thuật dân gian.
b. Lĩnh vực Thiết kế.
c. Lĩnh vực Ẩm thực.
Câu 8: Nghề làm lụa nổi tiếng ở Hà Nội thuộc Phường ( huyện ) nào ?
A. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc Chương Mỹ, Hà Nội.
B. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc Quốc Oai, Hà Nội.
C. Ở làng lụa Vạn Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội.
D. Ở làng lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.
Câu 9: Nghề truyền thống là gì?
A. Là nghề đã được hình thành từ lâu đời.
B. Là nghề có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt.
C. Là những nghề được lưu truyền và phát triển đến ngày nay và có giá trị cao về kinh tế.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 10: Nhân dân Thăng Long mấy lần đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên?
A.1 lần
B. 2 lần
C. 3 lần
D. 4 lần
Câu 11: Ai đã đổi tên Thăng Long thành Hà Nội vào năm 1831?
A. Minh Mạng
B. Lý Thái Tổ
C. Chu Văn An
D. An Dương Vương
Câu 12: Hãy cho biết Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm bao nhiêu?
A.1789
B. 1790
C. 1791
D. 1792
Câu 13: Trận Tốt Động- Chúc Động chống quân Minh của nhà Lê được diễn ra vào năm nào?
A.1425
B. 1426
C. 1427
D. 1428
Câu 14: Tên nào sau đây không phải là tên cũ của Hà Nội?
A.Tống Bình
B. Long Đỗ
C. Đông Thành
D. Đông Đô
Câu 15. Địa điểm nào không thuộc về Hà Nội?
A.Chùa Một Cột
C. Văn Miếu Quốc Tử Giám
B.Hồ Gươm
D. Phố cổ Hội An
Câu 16: Tên nào sau đây không phải là tên cũ của Hà Nội?
A. Tống Bình
B. Long Đỗ
C. Đông Thành
D. Đông Đô
Câu 17. Địa điểm nào không thuộc về Hà Nội?
A. Chùa Một Cột
C. Văn Miếu Quốc Tử Giám
B. Hồ Gươm
D. Phố cổ Hội An
Câu 18: Tháp Rùa Hà Nội được xây dựng vào năm bao nhiêu?
A. Năm 1886 ( Thời kì Pháp chiếm đóng Hà Nội )
B. Năm 1570 ( Thời kì chúa Trịnh )
C. Năm. 1461 ( Thời kì vua Lê Thánh Tông, Lê Tư Thành)
D. Năm 1430 ( Thời kì vua Lê Thái Tổ, Lê Lợi )
Câu 19: Hà nội có bao nhiêu phố phường?
A. 26
B. 36
C. 40
D. 46
II. TỰ LUẬN (7đ)
Câu 1: Chứng minh rằng: “về mặt chống ngoại xâm bảo vệ đất nước, Hà Nội thực sự là thủ đô anh hùng của một dân tộc anh hùng. Lịch sử đánh giặc của Hà Nội là một khúc tra hùng tráng trong bản trường ca anh hùng của dân tộc”
Câu 2 :Trách nhiệm của công dân – học sinh đối với truyền thống thanh lịch, văn minh của Thủ đô?