Đề cương giữa kì 1 Ngữ văn 9 năm 2023 - 2024

Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2023 - 2024

Ôn tập Văn 9 giữa học kì 1

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 9 năm 2023 - 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi giữa kì 1 các dạng đề minh họa có đáp án và tự luyện.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Ngữ văn 9 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 9. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Ngữ văn 9 năm 2023 - 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đề cương giữa kì 1 Văn 9 các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9, đề thi giữa kì 1 tiếng Anh 9, bộ đề thi giữa kì 1 Hóa học 9, đề thi giữa kì 1 Toán 9.

Đề cương giữa kì 1 Ngữ văn 9 năm 2023 - 2024

A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC:

I. PHẦN VĂN BẢN: VĂN BẢN TRUYỆN THƠ HIỆN ĐẠI:

T

T

Văn bản

Tác

giả

Năm

Thể loại

PTBĐ

Nội dung

Ý nghĩa

1

Đồng chí (Đầu súng

trăng treo)

Chính Hữu

1948

Thơ tự do

Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.

Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, được thể hiện tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn

cảnh; nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh

thần của người lính

cách mạng

Ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.

2

Đoàn thuyền đánh cá (Trời mỗi ngày lại sáng)

Huy Cận

1958

Thơ bảy chữ

Biểu cảm kết hợp miêu tả

Những bức tranh đẹp, rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ, con người lao động trên biển theo hành trình chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền.

Thể hiện niềm cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp; ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao

động mới.

3

Bếp lửa (Hương cây - Bếp lửa)

Bằng Việt

1963

Thơ bảy chữ và tám chữ

Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự,

nghị luận

Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc về bà: hình ảnh người bà và những kỉ niệm xúc động tình bà cháu, lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà, gia đình, quê hương,

đất nước.

Giúp ta hiểu thêm về những người bà, người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.

4

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

(Vầng

Phạm Tiến Duật

1969

Thơ Tự do

Biểu cảm kết hợp miêu tả,

tự sự.

Qua hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính phản ánh hiện thực khốc liệt của thời kì chiến tranh và sức

mạnh tinh thần của

Ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm tin

chiến thắng trong

trăng-

Quầng lửa)

những người chiến sĩ

và của một dân tộc kiên cường, bất khuất.

thời kì kháng chiến chống Mĩ

5

Làng (trích)

Kim Lân

1948

Truyện ngắn

Tự sự kết hợp miêu tả, biểu

cảm

Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thực chất là tâm trạng và suy nghĩ về danh dự, lòng tự trọng của người dân làng Dầu, người dân Việt Nam trong kháng chiến

chống Pháp.

Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp

6

Chiếc

lược ngà (trích)

Nguyễ n Quang Sáng

1966

Truyện ngắn

Tự sự kết hợp miêu tả, biểu

cảm

Tình cảm cha con thiêng liêng, sâu nặng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

Giúp ta hiểu những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong kháng

chiến chống Mĩ.

7

Lặng lẽ Sa Pa (Giữa trong xanh)

Nguyễ n Thành Long

1970

Truyện ngắn

Tự sự kết hợp miêu tả, biểu

cảm

Bức tranh nên thơ về cảnh đẹp Sa Pa; chân dung những người lao động bình thường nhưng mang phẩm chất cao đẹp; lòng yêu mến, cảm phục với những người đang cống hiến quên mình cho nhân dân, cho tổ

quốc.

Lòng yêu mến cảm phục những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho tổ quốc.

II. PHẦN TIẾNG VIỆT:

1. Các phương châm hội thoại: Phương châm về lượng, Phương châm về chất, Phương châm quan hệ, Phương châm cách thức, Phương châm lịch sự.

2. Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp

a. Khái niệm:

- Dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

+ Nếu đổi vị trí của bộ phận được dẫn thì dấu hai chấm sẽ được thay bằng dấu gạch ngang.

- Dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặn nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.

+ Giữa bộ phận được dẫn và các bộ phận khác có thể được ngăn cách bằng từ rằng hoặc là.

b. Chuyển cách dẫn trực tiếp sang cách dẫn gián tiếp:

- Thay đổi từ ngữ xưng hô cho phù hợp.

- Lược bỏ các từ chỉ tình thái.

- Điều chỉnh, thêm bớt hợp lý đảm bảo nội dung chính.

- Bỏ dấu ngoặc kép (dấu gạch ngang), dấu hai chấm, thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn.

III. TẬP LÀM VĂN: PHƯƠNG THỨC TỰ SỰ

1. Biết vận dụng các hình thức: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm; người kể chuyện (ngôi kể) trong văn bản tự sự.

2. Biết cách làm bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại…

3. Dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận và các hình thức đối thoại, độc thoại:

a. MB: Giới thiệu sự việc, nhân vật được kể.

b. TB: Kể diễn biến sự việc (Khi kể cần kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận,..)

c. KB: Kể kết thúc của sự việc và nêu ý nghĩa của câu chuyện.

III. BÀI TẬP VẬN DỤNG:

BÀI 1. Giải thích cho biết thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?

- Nói rồng nói rắn

- Nói trên trời dưới đất

- Ăn đơm nói đặt

- Đánh trống lảng

- Mồm loa mép giải

- Nói như đấm vào tai

- Cãi chày cãi cối

- Nói sách mách chứng

BÀI TẬP 2. Phân tích hiệu quả diễn đạt các biện pháp tu từ trong các đoạn thơ sau:

Không có kính rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước.
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước,
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Phạm Tiến Duật)

Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

(Huy Cận)

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

(Bằng Việt)

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

(Chính Hữu)

BÀI TẬP 3:

3.1. Chế Lan Viên từng gửi gắm tình yêu quê hương qua những dòng thơ dung dị mà sâu sắc:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở,
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.”

Vào vai người cháu trong bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt), hãy kể lại kỉ niệm về những năm tháng ấu thơ sống bên bà.

3.2. Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô, Nhà báo I- li- a –Ê- ren –bua (Nga) đã từng viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ Quốc”. Hãy vào vai ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân kể về tình yêu làng, yêu nước của ông.

3.3. Chọn vai kể thích hợp, kể lại câu chuyện sau. Khi kể cần kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm các hình thức đối thoại, độc thoại.

“Một anh con trai đưa cha mình đến một nhà hàng ăn bữa tối. Người cha đã già và yếu lắm rồi, trong khi ăn, ông liên tục làm vãi thức ăn ra ngoài, dây trên quần áo của mình. Những người ăn tối khác nhìn ông với ánh nhìn đầy chán ghét trong khi người con lại bình thản.

Sau khi người cha đã dùng xong bữa, anh con trai không hề tỏ ra xấu hổ hay ngượng ngùng, anh lặng lẽ đưa cha mình vào phòng vệ sinh, phủi những vụn thức ăn, tẩy những vết bẩn bám trên áo cha, chải đầu cho ông, và chỉnh lại kính mắt của ông cho khỏi rớt. Khi họ bước ra ngoài, cả nhà hàng nhìn theo họ trong yên lặng hoàn toàn, không thể hiểu làm cách nào mà một người xa lạ lại có thể khiến họ mất mặt một cách công khai như vậy. Anh con trai thanh toán hóa đơn, chuẩn bị bước ra ngoài với cha mình. Cùng lúc đó, một người đàn ông trung tuổi trong số những người đến ăn tối và cũng là người chứng kiến những hành động đó gọi với theo người con và hỏi anh ta: "Anh có nghĩ là mình đã để quên gì không?"

Người con trai trả lời: "Thưa ngài, tôi nghĩ là không hề."

Người đàn ông mỉm cười, đáp lại: "Không, anh có! Anh đã để lại một bài học lớn cho những ai làm con và niềm hy vọng cho những ông bố."

Cả nhà hàng lúc đó lặng đi sau lời đáp.” (Nguồn: Sưu tầm)

C. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

I. Đọc – hiểu (trắc nghiệm): 5,0 điểm

1. Phần văn bản:

1.1 Nội dung:

- Thơ hiện đại Việt Nam: Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Đoàn thuyền đánh cá; Bếp lửa.

- Truyện hiện đại Việt Nam: Làng; Lặng lẽ Sa Pa; Chiếc lược ngà.

1.2 Yêu cầu:

- Nhận biết được tác giả, tác phẩm; Phương thức biểu đạt; Thể thơ

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa văn bản;

- Hiểu được ý nghĩa một số hình ảnh thơ, chi tiết đặc sắc trong văn bản;

- Nhận biết các văn bản cùng giai đoạn sáng tác, cùng đề tài, chủ đề.

- Hiểu được nét tương đồng giữa các văn bản.

2. Tiếng Việt:

2.1 Nội dung:

- Các phương châm hội thoại (bài 1&2).

- Cách dẫn dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

- Biện pháp tu từ từ vựng: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, nói quá, …

2.2 Yêu cầu:

- Nhận biết và hiểu được nội dung phương châm hội thoại trong văn cảnh.

- Nhận biết và hiểu được hiệu quả diễn đạt cụ thể được các biện pháp tu từ từ vựng trong văn cảnh cụ thể.

- Phân biệt được lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong văn cảnh.

II. Làm văn tự sự: 5,0 điểm

Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm và các hình thức đối thoại, độc thoại.

D. ĐỀ THAM KHẢO:

ĐỀ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Học sinh đọc kĩ các câu sau và chọn câu trả lời đúng nhất.

Mỗi câu trả lời đúng (0.5 điểm)

Câu 1: Ông được đồng nghiệp và bạn đọc nhiều thế hệ ca tụng là "con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại", "cây săng lẻ của rừng già", "nhà thơ lớn nhất thời chống Mỹ".

Ông là

a. Huy Cận
b. Phạm Tiến Duật
c. Chính Hữu
d. Bằng Việt

Câu 2: Ý nghĩa của hình ảnh hoán dụ trong đoạn thơ sau: “Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim ” là

a. Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ nguy hiểm;
b. Tâm hồn sôi nổi, trẻ trung; lòng yêu nước cháy bỏng
c. Lòng yêu nước nồng nàn và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
d. Ý chí quyết tâm và khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 3: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” ra đời từ sự kết hợp các nguồn cảm hứng nào?

a. Cảm hứng về lao động và chiến tranh.
b. Cảm hứng về con người lao động và thiên nhiên.
c. Cảm hứng về thiên nhiên và chiến tranh.
d. Cảm hứng về con người lao động và biển

Câu 4: "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được viết theo phương thức biểu đạt:

a. Biểu cảm, tự sự
b. Biểu cảm, nghị luận
c. Tự sự và miêu tả
d. Biểu cảm và miêu tả

Câu 5. Tình huống chính ở văn bản “Làng”, là:

a. Ông Hai nhận tin quân cách mạng thu được nhiều thắng lợi vẻ vang.
b. Ông Hai nhận được tin làng Chợ Dầu theo Tây.
c. Ông Hai nhận được tin cải chính: làng Chợ Dầu không theo Tây
d. Ông Hai nhận được tin bị đuổi khỏi nơi tản cư.

Câu 6. Đề tài của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa", là:

a. Những con người ở Sa Pa đã âm thầm, lặng lẽ làm việc.
b. Viết về người lao động mới trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
c. Viết về thế hệ trẻ đã dốc sức làm việc vì lợi ích chung của đất nước.
d. Viết về những người trẻ có lý tưởng sống cao đẹp: sống cống hiến cho đời.

Câu 7. Ý nghĩa của chi tiết sau (trong “Chiếc lược ngà”): “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”, là:

a. Diễn tả nỗi day dứt, ân hận của ông Sáu khi nhớ lại chuyện đã đánh con;
b. Giúp anh thỏa nỗi nhớ con và vơi bớt niềm ân hận vì đã đánh con.
c. Thể hiện tình cha con sâu sắc.
d. Ông Sáu hoàn thành lời hứa với con.

Câu 8. Những thành ngữ nào sau đây liên quan đến phương châm về chất?

a. Lúng búng như ngậm hột thị, nói có sách mách có chứng.
b. Nói như dao rựa chém đá, đánh trống lảng.
c. Nói ba hoa thiên tướng, ăn đơm nói đặt.
d. Lúng búng như ngậm hột thị, nói rồng nói rắn.

Câu 9. Ý nghĩ nhân vật ông Hai trong văn bản "Làng" được dẫn theo cách nào? Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con của làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi, rẻ rúng đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...

a. Dẫn trực tiếp
b. Dẫn gián tiếp
c. Vừa dẫn trực tiếp vừa dẫn gián tiếp
d. Cả a,b đều sai

Câu 10. Thành ngữ nào sau đây có sử dụng phép nói quá?

a. Nói con kiến trong lỗ phải bò ra
b. Nói khoác nói lác
c. Nói ngon nói ngọt
d. Nói nặng nói nhẹ

II. Tự luận: (5,0 điểm) Chọn vai kể thích hợp, kể lại câu chuyện sau. Khi kể cần kết hợp yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm các hình thức đối thoại, độc thoại.

“Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Bác rất quý anh vì từ bé tới lớn anh đều là một con người xuất chúng. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang, làm bố rất tự hào.

Một ngày nọ, không may cậu bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.

Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.

Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói:

- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!

Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ.

Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.

Một tuần sau anh được đưa trở nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.

- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?

- Ưm…ý cha là? – Anh ấp úng nói.

- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.

Ông tiếp:

- Con à, cuộc đời chúng ta có lúc sẽ như chiếc bát vỡ. Nhưng chỉ cần ta cho thêm khát vọng sống rồi nung trong ý chí, xong đúc trong tình yêu thì mọi chuyện sẽ lại ổn con à. Thì dù có đập, có ném thế nào ta cũng sẽ không bao giờ vỡ nữa đâu con.

- Vâng, thưa cha, con đã hiểu.

Nói rồi anh vươn người ôm lấy cha mình. Cả hai cha con cùng khóc vì xúc động.”

(nguồn sưu tầm)

................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn 9 

Liên kết tải về

pdf Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2023 - 2024
doc Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2023 - 2024 1
doc Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2023 - 2024 2

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK