Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 12 năm 2023 - 2024 gồm 13 trang tổng hợp toàn bộ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập trọng tâm.
Đề cương Tin học 12 học kì 1 còn bao gồm cả đề thi minh họa. Qua đó giúp các bạn lớp 12 làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài để không bị bỡ ngỡ khi bước vào kì thi chính thức. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Tin học 12 mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Toán 12, đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12.
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Tin học 12 năm 2023 - 2024
I. Lý thuyết ôn thi cuối kì 1 Tin 12
1. Khái niệm CSDL và hệ quản trị CSDL. Các bước xây dựng CSDL.
2. Chức năng và các thành phần của bảng, biểu mẫu, mẫu hỏi, báo cáo.
3. Tại sao phải liên kết bảng.
4. Các chế độ làm việc của các đối tượng trong Access.
II. Bài tập thi học kì 1 lớp 12 môn Tin
1. Làm việc với CSDL Quan_ly_ Hoc_sinh
2. Làm việc với CSDL Quan_ly_ BanHang
3. Làm việc với CSDL Quan_ly_ Luong
4. Làm việc với CSDL Quan_ly_ Sach
III. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tin học 12
Mức độ
Nội dung chủ đề | Nhận biết M1 | Thông hiểu M2 | Vận dụng M3 | Vận dụng cao M4 | Số câu Tổng điểm Tỷ lệ |
Cấu trúc bảng | - Biết các khái niệm chính của bảng: cột (trường), hàng (bản ghi) - Biết tạo và sửa cấu trúc bảng. | Hiểu các khái niệm chính trong cấu trúc dữ liệu bảng: kiểu dữ liệu, khoá. Hiểu được tạo và sửa cấu trúc bảng, tạo khóa chính. | Xác định kiểu dữ liệu cho trường | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3TN 0,75đ 7,5% |
| 1TL 1đ 1 0% |
| 3TN 1TL 1,75đ 17,5% |
Các thao tác cơ bản trên bảng | - Biết các lệnh làm việc với bảng: Cập nhật dữ liệu, sắp xếp và lọc, tìm kiếm đơn giản | Hiểu được các thao tác khi làm việc với bảng: mở bảng ở chế độ trang dữ liệu, cập nhật dữ liệu, sắp xếp và lọc, tìm kiếm. Phân biệt được 2 chế độ làm việc với bảng. | |||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3TN 0,75đ 7,5% | 2TN 0,5đ 5% |
|
| 5TN 1,25đ 12,5% |
Biểu mẫu | - Biết khái niệm biểu mẫu. Cách tạo biểu mẫu. | Phân biệt được 2 chế độ làm việc với biểu mẫu. |
| ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3TN 0,75đ 7,5% | 5TN 1,25đ 12,, 5% |
|
| 8TN 2 đ 20% |
Liên kết giữa các bảng | Nắm được khái niệm liên kết giữa các bảng, sự cần thiết và ý nghĩa của việc tạo liên kết; | Biết chọn trường làm trường liên kết | Thực hiện liên kết bảng | ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 4TN 1đ 10% | 3TN 0,75đ 7, 5% | 1TL 1đ 10% |
| 7TN 1TL 2.75đ 27.5% |
Truy vấn dữ liệu | Các phép toán, biểu thức | Biết các bước chính để tạo một mẫu hỏi |
| Tạo mẫu hỏi lọc dữ liệu theo các điều kiện cho trước | |
Số câu Số điểm Tỉ lệ % | 3TN 0,75đ 7,5% | 2TN 0,5đ 5% |
| 1TL 1đ 10% | 5TN 1TL 2.25đ 22.5% |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | 16TN 4đ 40% | 12TN 3đ 30% | 2 2đ 20% | 1 1đ 10% | 28TN 3 TL 10đ 100% |
IV. Bài tập trắc nghiệm học kì 1 môn Tin học 12
Câu 1: Công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức là gì?
A. Tạo lập hồ sơ
B. Cập nhật hồ sơ
C. Khai thác hồ sơ
D. Tạo lập, cập nhật, khai thác hồ sơ
Câu 2: Cần tiến hành cập nhật hồ sơ học sinh của nhà trường trong các trường hợp nào sau đây?
A. Một học sinh mới chuyển từ trường khác đến; thông tin về ngày sinh của một học sinh bị sai.
B. Sắp xếp danh sách học sinh theo thứ tự tăng dần của tên
C. Tìm học sinh có điểm môn toán cao nhất khối.
D. Tính tỉ lệ học sinh trên trung bình môn Tin của từng lớp.
Câu 3: Dữ liệu trong một CSDL được lưu trong:
A. Bộ nhớ RAM
B. Bộ nhớ ROM
C. Bộ nhớ ngoài
D. Các thiết bị Tin học
Câu 4: Việc xác định cấu trúc hồ sơ được tiến hành vào thời điểm nào?
A. Trước khi thực hiện các phép tìm kiếm, tra cứu thông tin
B. Cùng lúc với việc nhập và cập nhật hồ sơ
C. Sau khi đã nhập các hồ sơ vào máy tính
D. Trước khi nhập hồ sơ vào máy tính
Câu 5: Xét công tác quản lí hồ sơ. Trong số các công việc sau, những việc nào không thuộc nhóm thao tác cập nhật hồ sơ?
A. Xóa một hồ sơ
B. Thống kê và lập báo cáo
C. Thêm hai hồ sơ
D. Sửa tên trong một hồ sơ.
Câu 6: Cơ sở dữ liệu (CSDL) là :
A. Tập hợp các dữ liệu chứa đựng các kiểu dữ liệu: ký tự, số, ngày/giờ, hình ảnh,... của một chủ thể nào đó.
B. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được ghi lên giấy.
C. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên máy tính điện tử để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
D. Tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau theo một chủ đề nào đó được lưu trên giấy để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin của nhiều người.
Câu 7: Hệ quản trị CSDL là:
A. Phần mềm dùng tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin của CSDL
B. Phần mềm dùng tạo lập, lưu trữ một CSDL
C. Phần mềm để thao tác và xử lý các đối tượng trong CSDL
D. Phần mềm dùng tạo lập CSDL
Bài 2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Câu 1: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép:
A. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu
B. Khai báo kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL
C. Mô tả các đối tượng được lưu trữ trong CSDL
D. Khai báo kiểu dữ liệu của CSDL
Câu 2: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu thật chất là:
A. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin
B. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật thông tin
C. Ngôn ngữ SQL
D. Ngôn ngữ bậc cao
Câu 3: Những nhiệm vụ nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL?
A. Duy trì tính nhất quán của CSDL
B. Cập nhật (thêm, sửa, xóa dữ liệu)
C. Khôi phục CSDL khi có sự cố
D. Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép
Câu 4: Người nào đã tạo ra các phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL?
A. Người dùng
B. Người lập trình ứng dụng
C. Người QT CSDL
D. Cả ba người trên
Câu 5: Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề phân quyền hạn truy cập sử dụng CSDL?
A. Người lập trình
B. Người dùng
C. Người quản trị
D. Nguời quản trị CSDL
Câu 6: Trong vai trò của con người khi làm việc với các hệ CSDL, người thiết kế và cấp phát quyền truy cập cơ sở dữ liệu, là người ?
A. Người lập trình ứng dụng
B. Người sử dụng (khách hàng)
C. Người quản trị cơ sở dữ liệu
D. Người bảo hành các thiết bị phần cứng của máy tính
Câu 7: Quy trình xây dựng CSDL là:
A. Khảo sát → Thiết kế → Kiểm thử
B. Khảo sát → Kiểm thử → Thiết kế
C. Thiết kế → Kiểm thử → Khảo sát
D. Thiết kế → Khảo sát → Kiểm thử
Chương II. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access
Bài 3. Giới thiệu Microsoft Access
Câu 1: Access có những khả năng nào?
A. Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ dữ liệu
B. Cung cấp công cụ tạo lập, cập nhật và khai thác dữ liệu
C. Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ và khai thác dữ liệu
D. Cung cấp công cụ tạo lập, lưu trữ, cập nhật và khai thác dữ liệu
Câu 2: Các đối tượng cơ bản trong Access là:
A. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Mẫu hỏi
B. Bảng, Macro, Biểu mẫu, Báo cáo
C. Bảng, Mẫu hỏi, Biểu mẫu, Báo cáo
D. Bảng, Macro, Môđun, Báo cáo
Câu 3: Để định dạng, tính toán, tổng hợp và in dữ liệu, ta dùng:
A. Table
B. Form
C. Query
D. Report
Câu 4: Để sắp xếp, tìm kiếm và kết xuất dữ liệu xác định từ một hoặc nhiều bảng, ta dùng:
A. Table
B. Form
C. Query
D. Report
Câu 5: Đối tượng nào tạo giao diện thuận tiện cho việc nhập hoặc hiển thị thông tin?
A. Table
B. Form
C. Query
D. Report
Câu 6: Trong Access, để tạo CSDL mới, thao tác thực hiện lệnh nào sau đây là đúng?
A. Create Table in Design View
B. Create table by using wizard
C. File/open
D. File/New/Blank Database
Câu 7: Tên của CSDL trong Access bắt buộc phải đặt trước hay sau khi tạo CSDL?
A. Đặt tên tệp sau khi đã tạo CSDL
B. Vào File /Exit
C. Vào File /Close
D. Bắt buộc vào là đặt tên tệp rồi mới tạo CSDL
Câu 8: Có mấy chế độ chính để làm việc với các loại đối tượng?
A. 5 chế độ
B. 3 chế độ
C. 4 chế độ
D. 2 chế độ
Câu 9: Hai chế độ chính làm việc với các đối tượng là:
A. Trang dữ liệu và thiết kế
B. Chỉnh sửa và cập nhật
C. Thiết kế và bảng
D. Thiết kế và cập nhật
Câu 10: Chế độ thiết kế được dùng để:
A. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo
B. Cập nhật dữ liệu cho của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo
C. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi; hiển thị dữ liệu của biểu mẫu, báo cáo
D. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi, biểu mẫu và báo cáo
Câu 11: Chế độ trang dữ liệu được dùng để:
A. Tạo mới hay thay đổi cấu trúc của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo
B. Cập nhật dữ liệu cho của bảng, mẫu hỏi; thay đổi cách trình bày và định dạng biểu mẫu, báo cáo
C. Hiển thị dữ liệu của biểu mẫu, báo cáo; thay đổi cấu trúc bảng, mẫu hỏi
D. Hiển thị dữ liệu dạng bảng, cho phép xem, xóa hoặc thay đổi các dữ liệu đã có
Câu 12: Một đối tượng trong Access có thể được tạo ra bằng cách:
A. Người dùng tự thiết kế, dùng thuật sĩ hoặc kết hợp cả 2 cách trên
B. Người dùng tự thiết kế
C. Kết hợp thiết kế và thuật sĩ
D. Dùng các mẫu dựng sẵn
Bài 4. Cấu trúc bảng
Câu 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Trường (field): bản chất là cột của bảng, thể hiện thuộc tính của chủ thể cần quản lý
B. Bản ghi (record): bản chất là hàng của bảng, gồm dữ liệu về các thuộc tính của chủ thể được quản lý
C. Kiểu dữ liệu (Data Type): là kiểu của dữ liệu lưu trong một trường
D. Một trường có thể có nhiều kiểu dữ liệu
Câu 2: Trong Access, một bản ghi được tạo thành từ dãy:
A.Trường
B.Cơ sở dữ liệu
C.Tệp
D.Bản ghi khác
Câu 3: Phát biểu nào sau là đúng nhất ?
A. Record là tổng số hàng của bảng
B. Data Type là kiểu dữ liệu trong một bảng
C. Table gồm các cột và hàng
D. Field là tổng số cột trên một bảng
Câu 4: Trong Access, khi nhập dữ liệu cho bảng, giá trị của field GIOI_TINH là True. Khi đó field GIOI_TINH được xác định kiểu dữ liệu gì ?
A.Yes/No
B.Boolean
C.True/False
D.Date/Time
Câu 5: Khi chọn kiểu dữ liệu cho trường THÀNH_TIỀN (bắt buộc kèm theo đơn vị tiền tệ), phải chọn loại nào?
A. Number
B. Currency
C. Text
D. Date/time
Câu 6: Trong Access, dữ liệu kiểu ngày tháng được khai báo bằng:
A. Day/Type
B. Date/Type
C. Day/Time
D. Date/Time
Câu 7: Cửa sổ cấu trúc bảng được chia làm những phần nào?
A. Phần định nghĩa trường và phần các tính chất của trường
B. Tên trường (Field Name), kiểu dữ liệu (Data Type) và mô tả trường (Description)
C. Tên trường (Field Name), kiểu dữ liệu (Data Type) và các tính chất của trường (Field Properties)
D. Tên trường (Field Name), kiểu dữ liệu (Data Type), mô tả trường (Description) và các tính chất của trường (Field Properties)
..................
V. Đề thi minh họa cuối kì 1 Tin 12
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Muốn cập nhật dữ liệu thì phải mở bảng ở chế độ:
A. Design View
B. Datasheet View
C. Form View
D. Data View
Câu 2: Khi chọn kiểu dữ liệu cho trường nhập số điện thoại nên chọn loại nào:
A. Date/Time
B. Text
C. Autonumbe
D. Number
Câu 3: Trong khi nhập dữ liệu cho bảng, muốn chốn thờm một bản ghi mới, ta thực hiện: Insert .....
A. Rows
B. Record
C. New Rows
D. New Record
Câu 4: Khi đang làm việc với cấu trúc bảng, muốn lưu cấu trúc bảng vào đĩa, ta thực hiện :
A. View – Save
B. File – Save
C. Format – Save
D.Tools – Save
Câu 5: Trong Access, có mấy chế độ làm việc với các đối tượng ?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 6: Trong Access, muốn làm việc với đối tượng biểu mẫu, tại cửa sổ cơ sở dữ liệu ta chọn nhóm:
A. Tables
B. Forms
C. Reports
D.Queries
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm).
Câu 1:(4đ)
Giả sử CSDL trong 1 kỳ thi THPT Quốc gia có các bảng và gồm các trường sau:
DANH_SACH : (STT, SBD, Ho_ten, NgSinh, GTinh, Lop, TBM, HL, HK);
DIEM_THI : (SBD, Toan, Ly, Hoa, Van, Tieng Anh, Tin);
Em hãy : a: Chọn kiểu dữ liệu hợp lý cho từng trường trong các bảng?Chọn khóa chính cho mỗi bảng,
b: Cho biết cách tạo liên kết giữa bảng trong CSDL trên.
c: Tạo mẫu hỏi gồm các thông tin: SBD, Ho_ten, Toan, Ly, Hoa, Van, Tieng Anh, Tin, Tong_diem với tổng điểm tính theo công thức Tong_diem:=Toan+Ly+Hoa+Van+Tieng_anh+Tin;
d:Hãy tạo biểu mẫu để nhập DL cho bảng DANH_SACH.
Câu2: (2đ)
Hãy nêu các tính chất thường dùng của trường?
Câu 3: (1đ).
Hãy nêu những ứng dụng tin học trong đời sống và xã hội mà em biết?
-----HẾT-----
Đáp án đề thi kì 1 lớp 12 môn Tin học
I. TRẮC NGHIỆM
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
B | D | D | B | D | B |
Câu 1: (4đ)
A/ Chỉ định kiểu DL, Khóa chính (1đ).
DANH_SACH DIEM_THI
Tên trường | Kiểu DL | Khóa chính |
STT | Autonumber | STT |
SBD | Text | |
Ho_ten | Text | |
Ngay _sinh | Date/Time | |
GTinh | Text | |
Lop | Text | |
TBM | Number | |
HL | Text | |
HK | Text |
Tên trường | Kiểu DL | Khóa chính |
SBD | Text | SBD |
Toan | Number | |
Ly | Number | |
Hoa | Number | |
Van | Number | |
Tien_Anh | Number | |
Tin | Number |
B/ Tạo liên kết (1đ).
DANH_SACH : (STT, SBD, Ho_ten, NgSinh, GTinh, Lop, TBM, HL, HK);
DIEM_THI : (SBD, Toan, Ly, Hoa, Van, Tieng Anh, Tin);
Bảng DANH_SACH và bảng DIEM_THI đều có trường SBD ta dùng trường này để tạo liên kết.
C/ Tạo mẫu hỏi theo yêu cầu (1đ).
B1: DL nguồn: Bảng DANH_SACH và bảng DIEM_THI .
B2: Chọn các trường đưa vào mẫu hỏi: SBD, Ho_ten, Toan, Ly, Hoa, Van, Tieng Anh, Tin, Tong_diem.
B3: ĐK đưa vào mẫu hỏi: Không có.
B4: Chọn trường dùng để sắp xếp: Dùng trường Ho_ten để sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
B5: Trương tính toán đưa vào mẫu hỏi: Tong_diem:=Toan+Ly+Hoa+Van+Tieng_anh+Tin;
D/ Tạo biểu mẫu(1đ).
B1: DL nguồn dùng cho biểu mẫu là: Bảng DANH_SACH .
B2: Các trường đưa vào biểu mẫu: STT, SBD, Ho_ten, NgSinh, GTinh, Lop, TBM, HL, HK.
Câu 2 (2đ). Một số tính chất thường dùng.
- Filed Size: Kích thước trường.
- Format: Định dạng.
- Caption: Cho phép thay tên trường bằng các phụ đề dễ hiểu.
- Default Value: Giá trị ngầm định.
Câu 3 (1đ): Ứng dụng mà em biêt.
VD: Ứng dụng trong trường học để quản lí học sinh, cán bộ nhân viên nhà trường. Thư viện quản lí sách....
(Tùy theo câu trả lời thực tế của HS mà các thầy cô cho điểm tối đa).
..............
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung đề cương cuối kì 1 Tin 12