Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 sách Cánh diều
Tập huấn sách giáo khoa lớp 10 Cánh diều năm 2022 - 2023
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 10 môn Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2022 - 2023.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Toán, Ngữ văn, Sinh học, Hóa học, Vật lí, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tin học 10 sách Cánh diều để có thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay SGK lớp 10 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án tập huấn SGK Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 Cánh diều
Câu 1. Thông tư số 46/2020/TT-BGDĐT ban hành Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành vào ngày nào và có hiệu lực thi hành kể từ ngày nào?
A. Ngày 24-9-2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày kí. B. Ngày 24-10-2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24-11-2020. C. Ngày 24-11-2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11-01-2021.
.svg"> D. Ngày 24-12-2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24-01-2021.
Câu 2: Cho câu sau: “Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bộ sách Cánh Diều góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, (.....), trung thực, trách nhiệm”.
Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên là:
A. hợp tác B. tự tin C. tự chủ D. chăm chỉ
.svg">
Câu 3. Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bộ sách Cánh Diều góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực chung quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là:
A. Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực hợp tác và làm việc nhóm; Năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn. B. Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
.svg"> C. Năng lực tự học; Năng lực giao tiếp; Năng lực sáng tạo. D. Năng lực tự chủ; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp.
Câu 4. Cho câu sau: “Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bộ sách Cánh Diều góp phần hình thành, phát triển cho học sinh những năng lực chung quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và những năng lực đặc thù gồm: năng lực (.....) về quốc phòng, an ninh; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng quân sự đã học vào cuộc sống.
Từ ngữ cần điền vào chỗ (.....) trong câu trên là:
A. tự học các vấn đề B. hợp tác trong các vấn đề C. nhận thức các vấn đề
.svg"> D. sáng tạo và giải quyết các vấn đề
Câu 5. Mạch nội dung Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông gồm mấy chủ đề?
A. 3 chủ đề B. 4 chủ đề C. 5 chủ đề
.svg"> D. 6 chủ đề
Câu 6. Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bộ sách Cánh Diều có bao nhiêu chủ đề và bao nhiêu bài học?
A. 2 chủ đề và 10 bài học. B. 3 chủ đề và 11 bài học. C. 3 chủ đề và 12 bài học.
.svg"> D. 4 chủ đề và 13 bài học.
Câu 7. Chủ đề Một số hiểu biết về phòng thủ dân sự trong sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bộ sách Cánh Diều gồm các bài:
A. (1) Một số hiểu biết về an ninh mạng; (2) Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương. B. (1) Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; (2) Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương. C. (1) Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương; (2) Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ.
.svg"> D. (1) Nội dung cơ bản một số luật về quốc phòng và an ninh Việt Nam; (2) Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Câu 8. Mục tiêu chính của hoạt động Khởi động (Mở đầu) trong mỗi bài học là:
A. cung cấp nội dung bài học cho học sinh ngay từ đầu. B. gợi mở và tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu, khám phá nội dung bài học. .svg"> C. giao các sản phẩm của bài học cần hoàn thành cho học sinh. D. định hướng nội dung kiểm tra bài học cho học sinh.
Câu 9. Mục tiêu chính của hoạt động Khám phá trong mỗi bài học là:
A. giúp học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên. B. phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. C. hình thành kiến thức bài học cho học sinh. .svg"> D. giúp học sinh đưa nội dung bài học vào cuộc sống.
Câu 10. Mục tiêu chính của hoạt động Luyện tập trong mỗi bài học là:
A. giúp học sinh rèn luyện các kiến thức, kĩ năng đã học. .svg"> B. giúp học sinh rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra. C. hình thành kiến thức bài học cho học sinh. D. giúp học sinh đưa nội dung bài học vào cuộc sống.
Câu 11. Mục tiêu chính của hoạt động Vận dụng trong mỗi bài học là giúp học sinh:
A. ghi nhớ đầy đủ nội dung bài học. B. trả lời được các câu hỏi kiểm tra của giáo viên. C. vận dụng được những điều đã học vào cuộc sống. .svg"> D. phát hiện lỗi sai của bạn.
Câu 12. Cho các hoạt động sau:
a. Khám phá b. Khởi động (Mở đầu) c. Luyện tập/Thực hành d. Vận dụng
Một hoạt động học của học sinh trong sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bộ sách Cánh Diều thường tổ chức thực hiện theo thứ tự:
A. a-b-c-d B. a-b-d-c C. b-a-c-d .svg"> D. b-c-a-d
Câu 13. Thông tin mục Em có biết trong sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bộ sách Cánh Diều giúp học sinh:
A. mở rộng hiểu biết về nội dung bài học. .svg"> B. ghi nhớ kiến thức cơ bản của bài học. C. hướng đến những điều cần tìm hiểu của bài học. D. giải quyết vấn đề đặt ra của bài học.
Câu 14. Trong sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 bộ sách Cánh Diều có Bảng giải thích một số thuật ngữ nhằm:
A. tổng hợp các thuật ngữ đã được giải thích trong sách để tiện tra cứu. B. giải thích một số thuật ngữ chưa được giải thích trong sách. .svg"> C. tổng hợp các thuật ngữ đã được giải thích trong sách và giải thích thêm một số thuật ngữ khác có trong sách nhưng chưa được giải thích. D. giới thiệu một số thuật ngữ quân sự không có trong sách để học sinh tìm hiểu.
Câu 15. Nhận định nào dưới đây không đúng về hình thức đánh giá thường xuyên?
A. Diễn ra trong quá trình dạy học. B. Để so sánh các học sinh với nhau. .svg"> C. Nhằm điều chỉnh hoạt động dạy học. D. Nhằm khuyến khích hoạt động học tập của học sinh.