Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Yên Bái là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo so sánh với kết quả của mình thuận tiện, nhanh chóng hơn.
Đề thi vào 10 môn Văn Yên Bái năm 2023 tổ chức thi ngày 02/06/2023 với thời gian cho thí sinh làm bài thi là 120 phút, theo hình thức tự luận, kiến thức nằm ở chương trình Ngữ văn 9. Thông qua đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn giúp các bạn chủ động hệ thống lại kiến thức, đánh giá năng lực bản thân và có hướng ôn luyện phù hợp cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây là Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Yên bái năm 2023 - 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Yên Bái năm 2023 - 2024
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Yên Bái 2023
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
Câu 2:
- Từ ghép chỉ màu sắc: đỏ lừ, trắng muốt.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ liệt kê: từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả
- Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho câu văn.
+ Nhấn mạnh vẻ đẹp của khu vườn khi trái cây đến độ chín.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
1. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Lòng biết ơn trong cuộc sống của con người.
2. Thân đoạn
- Định nghĩa về "lòng biết ơn": Lòng biết ơn là việc ghi nhớ, trân trọng đối với những người đã giúp đỡ mình, qua đó có thái độ và hành động đúng mực.
--> Lòng biết một truyền thống quý báu của dân tộc ta
- Biểu hiện:
- Trân trọng thành quả cha ông để lại, ghi nhớ những hành động giúp đỡ khi ta gặp khó khăn.
- Biểu hiện thông qua những hành động cụ thể: Tri ân, lan rộng hành động yêu thương, sẻ chia đến những người cần giúp đỡ.
- Vai trò của lòng biết ơn:
- Phát huy, kế thừa truyền thống tốt đẹp, giúp con người sống có tình nghĩa, biết yêu thương, san sẻ, gắn kết giữa con người với con người.
- Lòng biết ơn giúp con người hoàn thiện về nhân cách, hướng con người ta đến lối sống nghĩa tình, lành mạnh.
- Lòng biết ơn giúp gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.
- Trách nhiệm của mỗi người:
- Cần biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ, những người đi trước đã mang đến những thành quả, lợi ích.
- Tích cực học tập, rèn luyện để trở thành một người có ích, mang tài năng và sức lực để xây dựng cuộc sống, kiến thiết xã hội.
- Tham gia các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa để giúp đỡ những người kém may mắn trong xã hội, lan tỏa yêu thương trong cộng đồng.
3. Kết đoạn
- Suy nghĩ về vai trò của lòng biết ơn.
Câu 2.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Bằng Việt
+ Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Thơ Bằng Việt có giọng điệu tâm tình, trầm lắng, cảm xúc tinh tế, do đó tạo được sức lôi cuốn với bạn đọc.
- Giới thiệu tác phẩm: Bếp lửa
- Giới thiệu khái quát về hai khổ cuối
2. Thân bài
a. Khổ thơ "Lận đận... bếp lửa!"
* Những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ, của đứa cháu về cuộc đời của bà:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Những vần thơ chan chứa bao nghĩa nặng tình sâu của đứa cháu đối với bà. Bà quen dậy sớm để tiếp tục nhóm lên ngọn lửa:
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
b. Khổ thơ "Giờ cháu... lên chưa?"
- Cháu đã lớn khôn, đã được sống trong cuộc đời mới thật vui thật đẹp, giữa ngọn khói trăm tàu lửa trăm nhà. Nhưng cháu vẫn không thể quên bếp lửa đơn sơ ấm áp của bà để rồi mỗi ngày đều tự hỏi: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?". Câu hỏi mà cũng là lời khẳng định: Cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được bà và bếp lửa vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cháu đã được nuôi dưỡng và lớn lên từ đó.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho tác phẩm