Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 Cán bộ quản lý giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận, cũng như nắm được các phương pháp học tập và hoàn thành bài tập trong tập huấn Mô đun 3 của mình.
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm các dạng bài tập, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án câu hỏi tự luận Mô đun 3 Cán bộ quản lý
1. Giới thiệu mô đun 3
Câu hỏi: Mục tiêu của khóa tập huấn là gì?
1. Khái quát được nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và yêu cầu, nhiệm vụ của HT trường THCS
2. Phân tích được mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ QTTC ở trường THCS theo hướng tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình, hướng tới nâng cao kết quả giáo dục HS
3. Phác thảo được hoạt động QTTC trong trường THCS hướng tới kết quả giáo dục HS tốt hơn
4. Xây dựng được kế hoạch vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho trường THCS
2. Câu hỏi tương tác
Trả lời
Thực tế hiện nay ở trường thầy/cô đang công tác được tự chủ những nội dung cụ thể: tự chủ về nhân sự, tự chủ về tài chính, chi tiêu nội bộ, (Tiến độ chương trình học tập, thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính.) … phần này các thầy cô bổ sung cho phù hợp.
Câu 2: Trả lời câu hỏi
Khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, trường thầy/cô có những khó khăn, vướng mắc gì trong tự chủ về nhân sự và tự chủ tài chính? theo thầy/cô để khắc phục được những khó khăn, vướng mắc đó cần có các giải pháp, biện pháp nào?
Trả lời
Khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, trường thầy/cô có những khó khăn, vướng mắc gì trong tự chủ về nhân sự và tự chủ tài chính? theo thầy/cô để khắc phục được những khó khăn, vướng mắc đó cần có các giải pháp, biện pháp:
Nhân sự chưa được tự chủ, còn phụ thuộc vào chỉ tiêu giao của phòng, số lượng giáo viên thực hiện chuyên biệt chưa phù hợp, tự chủ về tài chính đã được thực hiện trong sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền. Biện pháp tháo gỡ khó khăn:
Phòng giáo dục, bộ phận tổ chức quan tâm hơn nữa về nguồn nhân lực vừa đủ số lượng vừa đủ chất lượng.
Câu 3: Từ những thay đổi của Chương trình GDPT 2018 đối với cấp THCS thầy/cô hãy chỉ ra những yếu tố nào có liên quan đến hoạt động quản trị tài chính của nhà trường?
Trả lời:
- Chi tiền lương và thu nhập tăng thêm;
- Trích lập các quỹ;
- Tự chủ trong giao dịch tài chính;
- Vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp.
- Việc phân cấp thúc đẩy sự tham gia của những bên liên quan đến hoạt động tài chính trong trường, của các cấp, các ngành, của chính quyền, phụ huynh học sinh và cộng đồng;
- Tác động tích cực đến việc thực hiện minh bạch, công khai trong công tác tài chính của nhà trường;
- Phân cấp nói chung, phân cấp trong quản trị tài chính nói riêng đặt vai trò trách nhiệm, nhấn giải trình của cấp dưới với cấp trên, của cấp trên với cấp dưới và với các bên liên quan theo quy định;
- Phân cấp quản trị tài chính tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với giáo dục trung học cơ sở được tốt hơn, đặc biệt là đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục được và đảm bảo sự công bằng trong giáo dục;
- Tăng thêm các nguồn tài chính cho nhà trường, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của nhà trường đầu tư cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên, kế hoạch phát triển CSVC, TB-CN, kế hoạch cải thiện, nâng cao thu nhập cho giáo viên để thực hiện có hiệu quả Chương trình GDPT 2018;
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trung học cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay;
- Tăng cường tính linh hoạt, tinh thần chủ động của các trường trung học cơ sở, đáp ứng việc đổi mới Chương trình, sách giáo khoa hiện nay.
Câu 4: Trả lời câu hỏi
Tự chủ tài chính đối với trường THCS phải luôn luôn gắn với trách nhiệm giải trình hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh. Để giải quyết tốt vấn đề này khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, Hiệu trưởng trường THCS cần có thực hiện tốt những nhiệm vụ gì trong quản trị tài chính?
Trả lời:
Tự chủ tài chính đối với trường THCS phải luôn luôn gắn với trách nhiệm giải trình hướng tới nâng cao kết quả giáo dục học sinh. Để giải quyết tốt vấn đề này khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, Hiệu trưởng trường THCS cần có thực hiện tốt những nhiệm vụ gì trong quản trị tài chính?
- Tổ chức thực hiện việc xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch giáo dục, kế hoạch nâng cao năng lực nghề nghiệp của CBQL, giáo viên; kế hoạch phát triển CSVC, TB-CN và điều kiện thực tiễn của nhà trường, của địa phương;
- Điều chỉnh, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ, nhất là những hoạt động phát sinh khi triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 và những vấn đề liên quan đến thu giá dịch vụ đối với học sinh học bán trú;
- Quản lý thu – chi các nguồn trong và ngoài ngân sách theo đúng Luật ngân sách Nhà nước, đảm bảo nguyên tắc thiết thực, hiệu quả hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường;
- Thực hiện nghiêm túc, đúng các quy định về chế độ báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo những quy định hiện hành;
- Định kỳ tổ chức công tác kiểm tra tài chính nội bộ; làm tốt công tác kiểm toán theo quy định của pháp luật để khắc phục những thiếu sót, sơ hở trong hoạt động quản trị tài chính hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường;
Câu 5: Tìm hiểu nội dung huy động, sử dụng nguồn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được yêu cầu, cách thức huy động, sử dụng nguồn vốn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
- Nghiên cứu tài liệu số 3: Huy động, sử dụng nguồn vốn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động;
- Xem video 10 (chung 3 cấp): Huy động và sử dụng các nguồn thu phí và các nguồn thu hợp pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình GDPT 2018.
- Nghiên cứu các văn bản có liên quan đến việc huy động, sử dụng nguồn vốn thu phí và các nguồn thu hợp pháp khác để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động;
3. Trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học của hoạt động 3.5
Câu hỏi: Tìm hiểu nội dung kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính và công khai tài chính
Yêu cầu cần đạt:
- Trình bày được yêu cầu, nội dung, cách thức kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính.
- Nghiên cứu tài liệu số 3: Kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính và các văn bản liên quan;
- Xem Video 11: Nội dung kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính và công khai tài chính trường phổ thông.
- Xem Video 12: Kinh nghiệm quản trị tài chính của HT trường THCS Tây Sơn (đã có BDCBQL cốt cán, sử dụng lại).
- Nghiên cứu Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ GDĐT về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở GDĐT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
4. Trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học của hoạt động 3.6
Câu 1: Thầy/cô hãy cho biết những khó khăn, vướng mắc trong quản lý việc lập dự toán thu, chi ngân sách hằng năm để thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở trường THCS? Để giải quyết những vấn đề đó, người hiệu trưởng trường THCS cần phải làm gì?
Câu 2: Trả lời câu hỏi
Khi lập kế hoạch tài chính trường THCS để thực hiện Chương trình GDPT 2018 cần chú ý những nội dung nào? Điểm khác biệt giữa kế hoạch tài chính hằng năm và dự toán thu, chi ngân sách hàng năm là gì?