Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Lịch sử - Địa lý Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử, Địa lý trong chương trình tập huấn Module 3.0 - GDPT 2018.
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm câu hỏi môn Toán, môn Tiếng Việt, cũng như các dạng bài tập, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Câu hỏi kiểm tra Module 3 môn Lịch sử - Địa lý Tiểu học
Câu 1: Những phát biểu nào sau đây không đúng về việc sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubric) trong dạy Lịch sử và Địa lý ở trường Tiểu học?
Đáp án: Ưu điểm nổi bật của phiếu đánh giá theo tiêu chí là đánh giá được khả năng tổ chức, diễn tả và bảo vệ quan điểm của người học.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng về đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh trong dạy Lịch sử và Địa lí ở trường tiểu học?
Đáp án: Là đánh giá kết quả đầu ra và quá trình dẫn đến kết quả học sinh đạt được.
Câu 3: Để xây dựng đường phát triển năng lực trong dạy môn Lịch sử và Địa lí ở trường tiểu học cần dựa trên cơ sở nào sau đây?
Đáp án: yêu cầu cần đạt của chương trình.
Câu 4: Quan niệm nào sau đây là đúng về đường phát triển năng lực Lịch sử và Địa lí của học sinh tiểu học?
Đáp án: là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của năng lực Lịch sử và Địa lí mà học sinh cần hoặc đã đạt được.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về việc sử dụng hồ sơ học tập để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử và Địa lí trường tiểu học?
Đáp án: Hồ sơ học tập công cụ đánh giá thông qua việc ghi chép những sự kiện thường nhật trong quá trình tiếp xúc với người học.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về việc sử dụng câu hỏi mở để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử và Địa lí trong trường tiểu học?
Đáp án: Sử dụng câu hỏi mở để đánh giá mang lại sự khách quan và mất ít nhiều thời gian chấm điểm.
Câu 7: Công cụ đánh giá nào sau đây phù hợp nhất để tổ chức cho học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng về kỹ năng sử dụng các công cụ Địa lý?
Đáp án: Bảng kiểm.
Câu 8: Công cụ đánh giá nào sau đây phù hợp nhất để kiểm tra, đánh giá khả năng phân tích, mô tả các mối quan hệ Địa lý của học sinh?
Đáp án: Câu hỏi tự luận.
Câu 9: Những phát biểu nào sau đây không đúng về việc sử dụng bảng kiểm để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử và Địa lý ở trường tiểu học?
Đáp án: Bảng kiểm là bộ sưu tập có hệ thống các hoạt động học tập của học sinh trong thời gian liên tục.
Câu 10: Theo quan điểm đánh giá năng lực, đánh giá kết quả học tập cần tập trung vào hoạt động đánh giá nào sau đây?
Đáp án: Vận dụng sáng tạo kiến thức.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng với đặc điểm của loại hình đánh giá đánh giá định kì? Đáp án: Thường được tiến hành sau một giai đoạn giáo dục/học tập nhằm xác nhận kết quả ở thời điểm cuối của giai đoạn đó.
Câu 12: Lợi thế của phương pháp quan sát trong kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông là.
Đáp án: Thu thập thông tin cần đánh giá kịp thời, nhanh chóng.
Câu 13: Công cụ đánh giá nào sau đây phù hợp nhất cho việc đánh giá thái độ, hành vi của người học?
Đáp án: Thang đo dạng đồ thị.
Câu 14: Công cụ đánh giá nào sau đây phù hợp nhất cho việc đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động nhóm của người học?
Đáp án: Thang đo dạng số.
Câu 15: Công cụ đánh giá nào sau đây phù hợp nhất cho việc đánh giá khả năng trình bày ý kiến của bản thân và thuyết phục người khác của học sinh?
Đáp án: Phiếu đánh giá theo tiêu chí.
Câu 16: Công cụ đánh giá nào sau đây phù hợp nhất cho việc thu nhập thông tin và tích cực hóa hoạt động học tập của người học ở trên lớp?
Đáp án: Câu hỏi mở.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là biểu hiện của "đánh giá là học tập"?
Đáp án: Thường thực hiện trong suốt quá trình học tập.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng về đánh giá năng lực?
Đáp án: Mục đích của đánh giá năng lực là xác định việc đạt kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.