11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Công nghệ THCS gồm 2 mẫu giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi môn Công nghệ trong chương trình tập huấn GDPT 2018.
Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm môn Toán, Ngữ văn cấp THCS. Thầy cô giáo cấp Tiểu học, THPT cũng có thể tham khảo thêm bộ 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy các môn, để có thêm nhiều kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Công nghệ THCS
11 câu tự luận môn Công nghệ THCS - Mẫu 1
Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Trả lời:
- Nhận biết được tác dụng của dòng điện lên cơ thể con người và nguyên nhân gây tai nạn điện trong tình huống thực tế.
- Trình bày được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.
- Trình bày được các nguyên tắc chung đảm bảo an toàn điện và một số biện pháp an toàn điện.
- Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học và thực tiễn cuộc sống.
Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?
Trả lời:
Các hoạt động học của học sinh: Hoạt động theo dự án, hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm:
- Tìm hiểu tác động của dòng điện lên cơ thể người
- Tìm hiểu một số nguyên nhân gây tai nạn điện
- Tìm hiểu một số biện pháp gây tai nạn điện
- Biết phòng ngừa tai nạn điện bằng cách thực hiện nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện và sửa chữa điện, giữ khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp
Câu 3: Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
Trả lời:
- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội về vấn đề an toàn điện
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hs chủ động đề xuất cách thực hiện và phối hợp với các thành viên trong nhóm để tìm kiếm thu thập thông tin về các vấn đề liên quan tới an toàn điện để hoàn thành tốt nhất tiểu dự án của nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tình huống trong quá trình thực hiện dự án của nhóm, phát hiện và nêu được tình huống của vấn đề trong quá trình thực hiện dự án nhóm mình
- Năng lực công nghệ:
- Giao tiếp công nghệ: đọc và hiểu về các ký hiệu về an toàn điện trên các thiết bị
- Sử dụng công nghệ: phát hiện sớm và đề xuất được giải pháp xử lí các tình huống không an toàn điện cho người và sản phẩm công nghệ trong gia đình
Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Trả lời:
- Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
- Phiếu học tập
- Tranh ảnh liên quan đến tai nạn điện
- Video về các tai nạn do điện gây ra
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
Trả lời:
* Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu để hình thành kiến thức mới:
- Đọc SGK
- Đọc phiếu học tập xác định nhiệm vụ học tập
- Xem clip để tìm kiếm thu thập thông tin, trả lời các câu hỏi của GV
- Nghe câu hỏi của giáo viên, câu trả lời của các bạn
- Quan sát tranh ảnh, video để hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Trả lời:
- Phiếu học tập về các nội dung theo yêu cầu để tìm hiểu an toàn điện
- Vẽ sơ đồ tư duy về các địa điểm được nhắc đến trong bài học theo trình tự xuất hiện trong bài
- Sưu tầm trên internet hình ảnh an toàn điện.
- Viết và nói bài thuyết minh an toàn điện của từng nhóm
- Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến, chỉ ra được hạn chế như lập luận, luận cứ liên quan.
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Trả lời:
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh về:
- Hoạt động hình thành kiến thức:
- Quá trình học tập của học sinh của mỗi cá nhân hay nhóm.
- Thái độ, hành vi và biểu hiện của học sinh trong quá trình xây dựng bài.
- Chốt lại những hoạt động của học sinh:
- Những biểu hiện về sự tự tin của học sinh khi xây dựng kiến thức.
- Năng lực và phẩm chất của học sinh.
- GV giao nhiệm vụ, mở, tổng kết, đánh giá ý kiến của học sinh và chốt ý chính.
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Trả lời:
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như:
- Đọc lại thông tin an toàn điện, kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng
- Sử dụng máy tính để lập kế hoạch
- Giấy, bút chì, bút màu... vẽ một chi tiết trong tai nạn điện.
- Máy tính, điện thoại truy cập Internet để sưu tầm hình ảnh tai nạn điện, thực hành biện pháp phòng chống tai nạn điện
Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Trả lời:
Tìm hiểu được một số thông tin về an toàn điện và biện pháp phòng chống tai nạn qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: sách, báo, video, tranh ảnh...về an toàn điện, qua thực tế, qua mạng Internet...
Câu 10: Sản thức mới là phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến gì?
Trả lời:
Viết, nói được văn bản thuyết minh về tai nạn điện,phòng chống tai nạn điện (xác định được đối tượng thuyết minh, chỉ ra được các nguồn sẽ lấy thông tin để viết bài)
Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Trả lời:
- Giáo viên nhận xét đánh giá khách quan, chi tiết các hoạt động thảo luận, các sản phẩm dự án của học sinh.
- Chú ý đến việc khen thưởng,tuyên dương và hoan nghênh các ý tưởng sáng tạo, các cá nhân hoạt động nổi trội.
- Giáo viên có bảng chấm điểm với các tiêu chí công khai, tiến hành đánh giá kết quả và cho điểm từng học sinh. Sau khi đánh giá, giáo viên gợi ý,mở rộng vấn đề có liên quan.
- Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, đánh giá định tính và định lượng, đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập. Đánh giá tổng kết thông qua mức độ đạt được các yêu cầu tiết học. Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các em thực hiện các hoạt động học.
- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
11 câu tự luận môn Công nghệ THCS - Mẫu 2
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh "làm" được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Trả lời:
Học sinh phải lắng nghe, ghi chép và đặt câu hỏi để đảm bảo hiểu rõ nội dung trọng tâm của bài học
Khi làm việc theo nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ được phân công, các cá nhân hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm dần hoàn thiện sản phẩm để thống nhất ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm cuối cùng của nhóm mình, tiến hành báo cáo và đánh giá từng thành viên trong nhóm, nộp sản phẩm tiến hành báo cáo kết quả thực hiện các chủ đề
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các "hoạt động học" nào trong bài học?
Trả lời:
- Học sinh thực hiện hoạt động nhóm, làm các phiếu học tập với những chủ đề khác nhau, sau đó kiểm tra đánh giá lẫn nhau
- Học sinh thực hành lắp ráp, hoàn thành các sản phẩm kĩ thuật máy móc được học trong bài dạy
- Học sinh ghi chép lý thuyết đầy đủ trong mỗi tiết học để lấy tư liệu học tập
Câu 3. Thông qua các "hoạt động học" sẽ thực hiện trong bài học, những "biểu hiện cụ thể" của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
Trả lời:
* Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập nhóm, cá nhân mà cô giáo đưa ra, tập trung và kiên trì trong quá trình học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn
- Trách nhiệm: Giữ gìn, bảo quản các chi tiết trong, sau quá trình lắp ráp; Đóng gói lại hộp dụng cụ sau khi hoàn thành bài học; Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội về các vấn đề an toàn sức khỏe, tính mạng…
* Về năng lực:
- Năng lực chung có:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với các thành viên khác về nội dung bài học; Chủ động đề xuất cách thực hiện và phối hợp với các thành viên trong nhóm để tìm kiếm, thu thập thông tin về các vấn đề liên quan đến nội dung bài học vào bài thực hành đề hoàn thành tốt nhất tiểu dự án của nhóm; Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề trong bài học, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm; Tổ chức thuyết phục người khác.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Xác định được yêu cầu và tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học. Phân tích được tình huống trong quá trình thực hiện dự án nhóm, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong quá trình thực hiện dự án. Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực, tự học, tự hoàn thiện
- Năng lực công nghệ có:
- Đánh giá công nghệ: Bước đầu đưa ra nhận xét phù hợp
- Thiết kế mỹ thuật: Kể tên được
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Trả lời:
* Học sinh sử dụng những thiết bị dạy học:
- Sách giáo khoa, thiết kế mẫu, mô hình, dụng cụ, phiếu học tập, chuẩn bị các vật liệu thông dụng để hiểu được kiến thức trong bài học.
- Sưu tầm các tranh ảnh, video liên quan đến bài học, từ đó học sinh mới lĩnh hội được kiến thức.
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
Trả lời:
- Học sinh đọc và chuẩn bị bài trong sách giáo khoa trước khi học bài mới
- Quan sát cấu tạo các mô hình mẫu, thiết kế mẫu, phân tích được chức năng của các chi tiết, tháo lắp được các bộ phận đơn giản của một sản phẩm máy móc
- Qua tranh ảnh, vi deo học sinh phải hiểu và đọc được nội dung trong đó liên quan đến bài học
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Trả lời:
* Nghiên cứu yêu cầu cần đạt:
- Lựa chọn nội dung bài học
- Chuẩn bị phiếu học tập, thiết bị học tập phù hợp
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Đọc trước bài học trong sách
- Chuẩn bị các vật liệu thông dụng, tranh ảnh, video liên quan đến bài học
- Học sinh quan sát, ghi chép, thảo luận, báo cáo, thảo luận nhóm và hoàn thiện phiếu học tập.
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Trả lời:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời của học sinh, hoặc thảo luận giữa các nhóm với nhau.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời, thảo luận nhóm của học sinh, tổng hợp và hoàn thiện kiến thức trọng tâm bài học.
- Giáo viên rút ra kết luận trọng tâm chính của bài học.
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Trả lời:
- Học sinh được sử dụng, dụng cụ trực quan như tranh ảnh, vi deo, mô hình, vật thể để có thể vận dụng kiến thức bài học
- Vận dụng nội dung kiến thức vừa học và tài liệu tham khảo để làm bài
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Trả lời:
- Học sinh đọc lại nội dung kiến thức trọng tâm trong học bài mới để vận dụng làm bài
- Quan sát cấu tạo các mô hình mẫu, thiết kế mẫu, phân tích được chức năng của các chi tiết, tháo lắp được các bộ phận đơn giản của một sản phẩm máy móc để vận dụng vào bài làm
- Qua trang ảnh, vi deo, học sinh phải hiểu và đọc được nội dung trong đó liên quan đến bài học có thể làm được các bài tập trong sách.
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Trả lời:
- Hoàn thành mô hình kỹ thuật của sản phẩm trong bài học
- Hoàn thành phần trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Hoàn thành các phiếu học tập.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Trả lời:
- Giáo viên cần nhận xét, đánh giá các sản phẩm mà nhóm trưng bày, cử đại diện thuyết trình ý tưởng và cho học sinh đánh giá sản phẩm lẫn nhau.
- Tổng hợp các phiếu học tập và công bố kết quả của từng nhóm cũng như từng học sinh.