Danh mục, thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức, viên chức giáo dục được thực hiện theo Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT, quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức giáo dục là một trong những biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác chỉ thực hiện đối với cán bộ, công chức không giữa chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Vậy sau đây là danh mục định kỳ chuyển đổi công tác công chức, viên chức giáo dục, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Danh mục vị trí định kỳ chuyển đổi công tác ngành giáo dục
Thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức, viên chức giáo dục
Thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức giáo dục không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức giáo dục được quy định như sau:
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 03 năm đến 05 năm (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức).
- Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Các đơn vị ban hành danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi căn cứ quy định trên để xác định thời hạn định kỳ chuyển đổi đối với từng vị trí công tác cụ thể.
Như vậy từ ngày 14/02/2022, thời hạn định kỳ chuyển đổi công tác với công chức, viên chức giáo dục là từ đủ 03 năm đến 05 năm (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức).
Danh mục vị trí chuyển đổi công tác với công chức, viên chức giáo dục
- Quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị:
- Phân bổ ngân sách.
- Kế toán.
- Mua sắm công.
- Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí.
- Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc:
- Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, công nhận hiệu trưởng, hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường.
- Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.
- Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức.
- Tổ chức thi nâng ngạch công chức.
- Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
- Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy.
- Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về biên chế.
- Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp Nhà nước.
- Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng.
- Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức kỷ luật.
- Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo.
- Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Giáo dục và đào tạo:
- Tham mưu, tổ chức ra đề thi, tổ chức thi, chọn học sinh giỏi, tuyển sinh trung học phổ thông, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ.
- Phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cho các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, phân bổ chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài theo các đề án của Chính phủ.
- Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Thẩm định sách giáo khoa, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khắc phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.
- Thẩm định hồ sơ thành lập các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Thanh tra:
- Làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Ngoài ra các bạn tham khảo thêm: