Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích bài thơ Tình ca ban mai của Chế Lan Viên gồm 2 mẫu chi tiết đầy đủ nhất để các bạn tham khảo nhanh chóng biết cách triển khai bài văn phân tích thơ hay.
Tình ca ban mai của Chế Lan Viên đã để lại cho độc giả rất nhiều ấn tượng sâu sắc, về một bản nhạc lòng tấu lên những giai điệu ngọt ngào, dịu êm giữa muôn vàn thanh điệu của bản ca tình yêu. Vậy sau đây là 2 dàn ý phân tích Tình ca ban mai mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm dàn ý phân tích Đây mùa thu tới.
Dàn ý phân tích Tình ca ban mai của Chế Lan Viên
Dàn ý phân tích Tình ca ban mai
I. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.
II. Thân bài
1. Khái quát chung
- Tác giả Chế Lan Viên (tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp văn học, phong cách sáng tác/ nghệ thuật,..)
- Tác phẩm Tình ca ban mai (hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, khái quát nội dung,..)
2. Phân tích tác phẩm
- Bốn khổ thơ đầu: là tầm quan trọng và sức mạnh của em đã làm thiêu đốt trái tim anh; làm cho tình yêu trong anh thêm cháy bỏng và tha thiết nhớ thương em.
- Bốn khổ thơ sau:
=> Tưởng chừng như bốn khổ thơ đầu và bốn khổ thơ sau sẽ có sự đối lập hoàn toàn với nhau, nhưng Chế Lan Viên đã làm cho độc giả bất ngờ khi lấy cái phủ định để khẳng định, bổ sung, củng cố thêm vững vàng và chắc chắn cho bài thơ.
- Câu thơ cuối cùng: Em chính là sự kết tinh của cái đẹp, là ánh sáng của sự sống => Cách viết khéo léo, tài hoa.
- Tổng kết lại giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Giá trị thẩm mĩ mà tác giả mang lại.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của bản thân em sau khi học xong bài thơ.
Dàn ý phân tích bài Tình ca ban mai
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát tác giả Chế Lan Viên và bài thơ Tình ca ban mai
II. Thân bài
- Những tâm sự chân thật của nhân vật trữ tình
- Hình ảnh bóng hình em in đậm trong tâm trí của anh
- Nỗi nhớ em hóa thành niềm vui sướng dâng tràn khi “em về”
- Cảnh vật thiên nhiên trong con mắt của những người đang yêu
→ Sức mạnh của em, sự dịu dàng “thiêu đốt trái tim anh”, là tình yêu của anh dành cho em
- Niềm tin của anh về “tình ta”
- Các thủ pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong bài
III. Kết bài
- Đánh giá chung về bài thơ cũng như tài năng nghệ thuật của nhà thơ