Dàn ý phân tích Kiêu binh nổi loạn của Ngô Gia Văn Phái mang đến mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất để các bạn lớp 10 tham khảo. Qua đó giúp các bạn nhanh chóng nắm được kiến thức trọng tâm biết cách trình bày triển khai các luận điểm luận cứ quan trọng để bài văn phân tích tác phẩm hay hơn.
Kiêu binh nổi loạn là một trong những đoạn trích nổi bật của tiểu thuyết chương hồi "Hoàng Lê nhất thống chí" do nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái sáng tác. Vậy sau đây là dàn ý phân tích Kiêu binh nổi loạn mời các bạn cùng theo dõi.
Dàn ý phân tích Kiêu binh nổi loạn
I. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nội dung của đoạn trích “kiêu binh nổi loạn”
- Bối cảnh lịch sử mà tác phẩm muốn truyền đạt
II. Thân bài:
- Bối cảnh lịch sử của đất nước
- Sự tranh quyền đoạt vị đấu đá, xâu xé tranh quyền đoạt vị của gia tộc Chúa Trịnh
- Sự mưu cầu lợi ích, sự tranh đoạt khiến bối cảnh được tả thực đến nghẹn thở thể hiện qua sự uất hận, căm ghét của kiêu binh, của đám nô gia nhà chúa Trịnh, muốn rửa thù, chuốc hận cho kẻ họ ghét cay ghét đắng quyết không đội trời chung. Cụ thể ở đây là quận Huy
- Lột tả được bản chất của con người, vì lợi ích mà hoàn cảnh nào cũng dám làm, tranh nhau, chém giết, nịnh bợ, mưu hèn kế bẩn hiện diện hết ở đoạn trích.
- Nổi bật nhất là khung cảnh hỗn chiến của đám phản loạn tiêu diệt quận Huy, mổ bụng ăn gan, chém giết. Nói về số “ăn may” được lên ngôi chúa của Trịnh Tông chỉ vì đám phản loạn dấy binh lên hôn chiến. Qua cuộc chiến đó thấy rõ được khung cảnh chiến thắng của họ, tiếng reo hò, chung súc lật đổ quận Huy.
- Chúa Trịnh Tông là kẻ bù nhìn, không có một chút quyền lực nào. Dường như ngôi chúa của hắn chỉ để “trung” và chính hắn lại trở thành trò cười của Thiên hạ khi bị đám phản quân biến thành đồ nâng lên hạ xuống ở giữa chợ, giữa thanh thiên bạch nhật trước mắt con dân của hắn
- Hắn chẳng thể làm gì, đám quý tộc cũng vậy, tưởng rằng a dua nịnh sẽ có quyền lợi trong tay, một tay che trời nhưng giờ chả khác gì con rối, bất lực nhìn đám loạn quân cướp của giết người, hiếp đáp con dân.
- Sự lầm than của một đất nước và sự thối nát của một triều đại đã từng Hưng thịnh
III. Kết bài:
Nói lên giá trị của tác phẩm và điều tác giả muốn gửi gắm.