Lập dàn ý các bài tập đọc là văn miêu tả đã học từ tuần 19 đến 27 là câu hỏi 3 trong Tiết 4 - Ôn tập giữa học kì II tuần 28 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 102. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng xây dựng dàn ý bài tập đọc là văn miêu tả.
Trong chương trình học từ tuần 19 đến 27 có 3 bài tập đọc là văn miêu tả: Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ. Đồng thời, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Dàn ý bài tập đọc là văn miêu tả - Tiếng Việt 5 tập 2
Dàn ý bài tập đọc Phong cảnh đền Hùng
1. Mở bài: Giới thiệu đền Hùng
- Em được đi đền vào dịp nào?
- Ai đi cùng với em?
2. Thân bài:
- Nhìn từ xa, đền Hùng trông như thế nào?
- Đền nằm ở đâu? ( trên núi,... )
- Phong cảnh thiên nhiên xung quanh đền như thế nào? ( trời xanh ngắt, chim bồ câu chao lượn,... )
- Nhìn gần, đền có màu gì?
- Có nét đặc trưng gì?
- Cấu trúc đền như thế nào?
- Bên trong đền có những gì?
- Tại sao ở đây lại có nhiều du khách?
3. Kết bài:
- Khi ra về, em có cảm nghĩ gì về ngôi đền?
- Em có muốn đến đây lần nữa không? (sẽ cố gắng học giỏi để được đi lần nữa,... )
Dàn ý bài tập đọc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Mẫu 1
Mở bài:
- Nêu được nội dung ngắn gọn muốn tả.
- Nêu được lễ hội đó tên gì, ở đâu, nguồn gốc bắt đầu.
- Giới thiệu sơ lược và trình bày.
VD: Lễ hội là phần nói lên được truyền thống tổ tiên, nói lên được sự nhớ ơn của dân tộc ta đối với người xưa. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân cũng là một lễ hội mang ý nghĩa đặc trưng. Người Đồng Vân cũng như chúng ta, nhớ ơn tổ tiên vô hạn. Họ tạo ra lễ hội để tưởng nhớ tổ tiên đã có công giữ gìn đất nước, bảo vệ làng bản của họ.
Thân bài:
- Hội đó khái quát là làm việc gì.
- Lễ hội đó chơi như thế nào (kể quy định và thể lệ hội, người chơi sẽ làm gì).
- Ý nghĩa từ việc làm ngày lễ hội đó.
- Nó có ý nghĩa như thế nào đối với nhân dân ở đó.
- Em thấy lễ hội đó có cảm xúc gì với em.
Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về lễ hội.
- Tình cảm với lễ hội và em thấy người dân ta như thế nào.
VD: Em cảm thấy lễ hội mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Nó thể hiện được bản sắc riêng. Thể hiện lòng nhớ đến tổ tiên ngày trước, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Nói lên được sự biết ơn vô hạn đối với người có công xây dựng nước. Riêng em cũng cảm thấy như thế. Lễ hội là một phần không thể thiếu trong nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.
Mẫu 2
1. Mở bài: Giới thiệu nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Cách mở bài trực tiếp).
2. Thân bài:
- Miêu tả hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.
- Miêu tả hoạt động nấu cơm.
3. Kết bài: Niềm tự hào của những người đoạt giải. (Kết bài không mở rộng).
Mẫu 3
1. Mở bài:
- Nguồn gốc của hội thổi cơm thi ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
2. Thân bài:
- Việc lấy lửa diễn ra như thế nào?
- Công việc chuẩn bị nấu cơm ra sao?
- Công việc nấu cơm.
3. Kết bài:
- Chấm thi.
- Tâm trạng của đội đoạt giải.
Dàn ý bài tập đọc Tranh làng Hồ
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tranh của làng Hồ, lòng biết ơn của tác giả đối với những nghệ sĩ tạo hình cho tranh (mở bài gián tiếp).
2. Thân bài:
- Tả về nội dung tranh và cách để những người nghệ sĩ hình dung ra nội dung đó.
3. Kết bài:
+ Nêu cảm nghĩ của em về màu sắc trong tranh, cách làm màu của những người nghệ sĩ, những nét đẹp khi ngắm những màu sắc ấy (kết bài mở rộng).
- Đoạn 1: cảm nghĩ, tình cảm chung của tác giả đối với tranh làng Hồ ra sao?
- Đoạn 2: Sự độc đáo của nội dung tranh làng Hồ
- Đoạn 3: Sự độc đáo của kĩ thuật tranh làng Hồ ra sao?
Viết lại một chi tiết hoặc câu văn mà em thích. Cho biết vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó?
Ở đoạn 2, tác giả nhận xét và nói lên được sự độc đáo của tranh làng Hồ, lối nhận xét rất lạ và mới .“Những khoáy âm dương rất có duyên" và. Đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ” nói lên sự yêu mến và quan sát rất kĩ những bức tranh làng Hồ của tác giả.