Giải bài tập Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức chu kì tế bào ung thư và cách phòng chống. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 81→85.
Giải Sinh 10 Bài 13 Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Giải Sinh học 10 Bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân
I. Chu kì tế bào
Câu 1 trang 81
Quan sát hình 13.1 và bảng 13.1, cho biết chu kì tế bào gồm các giai đoạn, pha nào. Nêu đặc điểm của mỗi pha?
Lời giải
Chu kì tế bào chia làm 2 giai đoạn là kì trung gian và quá trình phân bào. Trong đó:
- Kì trung gian gồm 3 pha: Pha G1 – Sinh trưởng, cơ sở cho nhân đôi DNA; Pha S - Nhân đôi; Pha G2 – Sinh trưởng và chuẩn bị phân bào.
- Quá trình phân bào (pha M) gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối và phân chia tế bào chất.
Câu 2 trang 81
Trong giai đoạn nào của chu kì tế bào thì một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau?
Lời giải
Giai đoạn của chu kì tế bào mà một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau là từ pha S sau khi nhiễm sắc thể nhân đôi đến kì giữa của pha M trước khi nhiễm sắc thể phân chia (pha S, pha G2, kì đầu, kì giữa).
Câu 3 trang 81
Dựa vào bảng 13.1, cho biết điểm kiểm soát có ở những pha nào trong chu kì tế bào và vai trò của chúng ở mỗi pha là gì?
Lời giải
- Điểm kiểm soát có ở những pha là pha G1, pha G2 và pha M.
- Vai trò của các điểm kiểm soát:
+ Điểm kiểm soát G1: Khi tế bào tăng kích thước, nếu nhận được tín hiệu đủ điều kiện nhân đôi DNA tại điểm kiểm soát G1 thì chuyển sang pha S. Nếu không nhận được tín hiệu đi tiếp, tế bào ra khỏi chu kì và bước vào trạng thái không phân chia.
+ Điểm kiểm soát G2: Nếu tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2 thì chuyển sang pha M.
- Điểm kiểm soát M: Điểm kiểm soát M điều khiển toàn tất quá trình phân bào.
Câu 4 trang 82
Quan sát hình 13.2, cho biết các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào thì giống nhau hay khác nhau?
Lời giải
Các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào ban đầu đều giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.
Câu 5 trang 83
Quan sát hình 13.3, cho biết sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân gồm những kì nào. Đặc điểm mỗi kì là gì?
Lời giải
- Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân gồm 4 kì: Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Đặc điểm của mỗi kì:
+ Kì đầu: Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn. Màng nhân và nhân con tiêu biến. Thoi phân bào hình thành, các nhiễm sắc thể kép đính với thoi phân bào ở tâm động.
+ Kì giữa: Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại và xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau: Hai chromatid của nhiễm sắc thể kép phân li đồng đều thành hai NST đơn và di chuyển về hai cực của tế bào.
+ Kì cuối: NST đơn dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. Sự phân chia tế bào chất hoàn thành dẫn đến hình thành nên 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n giống nhau và giống tế bào mẹ.
Câu 6 trang 84
Dựa vào các ví dụ nêu ở hình 13.4 cho biết nguyên phân có ý nghĩa gì đối với sinh vật.
Lời giải
Ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh vật:
- Giúp tạo ra các tế bào mới để tái sinh những tế bào, mô, cơ quan bị tổn thương.
- Là phương thức tế bào sinh sản tạo ra các tế bào mới giúp mô, cơ quan, cơ thể sinh trưởng và phát triển.
II. Ung thư và cách phòng chống
Câu 7 trang 84
Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính.
Lời giải
Phân biệt khối u lành tính và khối u ác tính:
- Khối u lành tính: Tế bào không lan rộng đến vị trí khác.
- Khối u ác tính: Tế bào ung thư có khả năng lây lan (di căn) sang các mô lân cận và các cơ quan xa.
Câu 8 trang 84
Tế bào ung thư khác gì với tế bào bình thường?
Lời giải
Điểm khác nhau giữa tế bào ung thư và tế bào bình thường:
- Tế bào bình thường có chu kì tế bào được kiểm soát một cách chặt chẽ, tế bào phân chia bình thường.
- Tế bào ung thư có chu kì tế bào bị mất kiểm soát dẫn đến rối loạn phân bào, các tế bào phân chia liên tục có thể tạo khối u.