Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân là tài liệu rất hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 10 tham khảo.
Tài liệu tổng hợp toàn bộ kiến thức về chu kì tế bào, đặc điểm của chu kì tế bào, quá trình nguyên phân và ý nghĩa của nó. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu ôn tập, trau dồi kiến thức sinh học ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân biệt quá trình nguyên phân và giảm phân.
Quá trình nguyên phân, Ý nghĩa của nguyên phân?
I. Chu kì tế bào là gì?
- Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.
- Chu kì tế bào gồm 2 thời kì: Kì trung gian và quá trình nguyên phân.
II. Đặc điểm chu kì tế bào
a) Kì trung gian
- Thời gian dài, chiếm gần hết thời gian của chu kì.
- Gồm 3 pha:
+ G1: Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
+ S: Nhân đôi ADN, NST; các NST dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép.
+ G2: Tổng hợp các chất cho tế bào.
b) Nguyên phân
- Thời gian ngắn.
- Gồm 2 giai đoạn:
+ Phân chia nhân gồm 4 kì.
+ Phân chia tế bào chất.
III. Sự điều hòa chu kì tế bào
- Tế bào phân chia khi nhận biết tín hiệu bên trong và bên ngoài tế bào.
- Tế bào được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
IV. Quá trình nguyên phân
1. Phân chia nhân
- Kì trung gian: NST ở dạng sợi mảnh.
- Kì đầu:
+ NST co xoắn, màng nhân dần dần biến mất.
+ Thoi phân bào dần xuất hiện.
- Kì giữa: Các NST co xoắn cực đại tập trung ở mặt phẳng xích đạo và có hình dạng đặc trưng (hình chữ V).
- Kì sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối: NST dãn xoắn, màng nhân xuất hiện.
2. Phân chia tế bào chất
- Phân chia tế bào chất ở đầu kì cuối.
- Tế bào chất phân chia dần và tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
- Ở tế bào động vật, màng tế bào co thắt lại ở vị trí giữa tế bào ⟶⟶ 2 tế bào con.
- Ở tế bào thực vật, hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
V. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
1. Ý nghĩa sinh học
- Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản.
- Với sinh vật nhân thực đa bào, làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.
- Giúp cơ thể tái sinh các mô hay tế bào bị tổn thương.
2. Ý nghĩa thực tiễn
- Ứng dụng để giâm, chiết, ghép cành…
- Nuôi cấy mô có hiệu quả cao.